LỄ HỘI SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN - SÓC TRĂNG

25/10/2021 1631 0

 

  Nằm khu vực hạ lưu sông Hậu thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cồn Mỹ Phước hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XX với nhiều cây bần, dừa nước, ô rô, cóc kèn . . .   Hiện nay, cồn có diện tích chung là 1020 ha, trong này đất trồng cây ăn trái trên 300 ha.

    

     Vào khoảng năm 1929, người đến khai phá đầu tiên trên đất cồn này là ông Nguyễn Văn Nghiêm (còn gọi là thợ Sáu). Dần dần, cồn Mỹ Phước quy tụ thêm một số cư dân ở vùng Đồng Tháp, Trà Vinh … đến khai khẩn.

      Đến 1945 vùng đất đã được hình thành theo từng ô của mỗi cá nhân khai thác, được chính phủ thừa nhận. Từ đó, cồn có tên là cồn Công Điền. Từ làm rẫy, lúa, dần dần người dân nơi đây lên liếp trồng vườn, trồng những loài cây như: Cam, quýt, chôm chôm, nhãn, mít … Trái cây nơi đây lại có vị ngọt, thanh hơn hẵn các vùng khác.

     Sau ngày 30/4/1975 Cồn có tên gọi chính thức là cồn Mỹ Phước (gồm 2 cồn nhỏ là cồn Công Điền và cồn Bùn gộp lại, chia cách nhau bởi một con rạch nhỏ). Những năm thập niên 80 của thế kỷ XX, Anh hùng vũ trụ Phạm Tuân về thăm cùng với nhiều đoàn khách trong và ngoài nước về đây tham gia và thưởng thức hương vị nhiều loại cây ăn trái của cồn Mỹ Phước.

     Từ năm 1992, sau khi tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, cồn Mỹ Phước được Cty CP TMDL tỉnh ST liên kết với 1 số nhà vườn tổ chức điểm đến du lịch cho khách trong và ngoài tỉnh đến năm 2000 tỉnh và huyện liên kết tổ chức và nâng chất hoạt động nhân ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm trên đất cồn. Ngày hội tổ chức trên đất cồn Mỹ Phước khác so với địa phương khác khách du lịch đến nơi đây không chỉ tìm hiểu nghi thức cúng lễ mùng 5 tháng 5 trên đất cồn mà còn có dịp thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, thưởng thức các loại trái cây ăn trái đặc sản riêng của cồn Mỹ Phước. Với khi hậu trong lành, mát mẽ cảnh sống thanh bình yên tĩnh, cuộc sống và phương tiện sinh hoạt của người dân nơi đây khá sung túc nên cồn Mỹ Phước được UBND tỉnh công nhận là thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh năm 2006.

     Trong ngày lễ hội mùng 5 tháng 5, một số cơ quan cấp tỉnh cùng huyện, xã liên kết tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao mang đậm tính chất dân gian như: Đi cầu vọt, đua xuồng tam bản, đua võ lãi…..; triển lãm trái cây ngon bốn mùa, hội thi ẩm thực sông nước miệt vườn v.v. . . thu hút nhiều du khách tham gia. Du khách đến đây còn có dịp được thưởng thức nhiều giọng ca tài tử, gặp gỡ những người dân nơi đây mộc mạc, chân tình hiếu khách và có dịp thưởng thức các món ăn dân dã của vùng quê sông nước.

Bài tư liệu - Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng

Related Post

Sample Plan