Với lợi thế của một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, cùng với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, những năm qua du lịch Sóc Trăng có thêm nhiều khởi sắc, bước phát triển mới, doanh thu du lịch hàng năm tiếp tục gia tăng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Điều này góp phần quan trọng trong việc thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động và từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Cùng với du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa tâm linh,... những năm gần đây, du lịch văn hóa lịch sử truyền thống ngày càng có sức hút mạnh mẽ với du khách khi đến tham quan, du lịch tại Sóc Trăng. Toàn tỉnh hiện có trên 200 đình, chùa, miếu với những công trình kiến trúc đa sắc màu, hài hòa, tạo nên nét đẹp riêng độc đáo. Trong số đó, có nhiều di tích, đình, chùa đã được xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (08 di tích), cấp tỉnh (26 di tích), các di tích tiêu biểu như: Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, Đền thờ Bác Hồ huyện Cù Lao Dung,Trường Taberd (Di tích đón Đoàn tù chính trị Côn đảo 23/9/1945),Chùa Mahatúp (Chùa Dơi), Chùa Khleang, Miếu Bà Chúa xứ Mỹ Đông, Chùa Sro Lôn (Chùa Chén Kiểu), Chùa Bửu Sơn (Chùa Đất Sét),... Chỉ tính riêng di tích cấp quốc gia Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, hàng năm thu hút từ 8.000 - 9.000 lượt khác đến tham quan.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-CTUBND, ngày 12/6/2013 của UBNDtỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác, vận hành các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong hai năm 2013 và 2014, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ngành hữuquan tiến hành kiểm tra công tác quản lý, tình hình an ninh trật tự, công tác giữ gìn vệ sinh môi trườngvà công tác cắm mốc khoanh vùngtại các di tích trên địa bàn tỉnh (năm 2013, kiểm tra 08 di tích cấp quốc gia; năm 2014, kiểm tra 26 di tích cấp tỉnh).
Đoàn khảo sát của Sở VHTTDL làm việc với Ban Quản lý di tích Trường Taberd
Thông qua công tác kiểm tra cho thấy, công tác quản lý, bảo tồnvà phát huy giá trị các di tích luôn được lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phươngquan tâm thực hiện tốt; tình trạng xâm hại di tíchkhông xảyra;tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các di tích luôn được chấn chỉnh kịp thời phục vụ tốt phát triển du lịch.Hầu hết các di tích đều đãthành lập ban quản lývà ban hành quy chế làm việc. Từ đó,công tác quản lý di tích cơ bản đã đi vào nề nếp, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc vận hành, quản lý các di tích vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chưa có sự thống nhất về mô hình trong phân cấp quản lý di tích; bộ máy quản lý di tích chưa thật sự đáp ứng tốtyêu cầu, nhiệm vụ; việc quy hoạch, cắm mốc di tích còn chậm; nhiều di tích đã được xếp hạng, nhất là các di tích cấp tỉnh đang dần xuống cấp; việc khai thác tiềm năng của các di tích để giáo dục truyền thống và phát triển du lịch chưa được thực hiện tốt.
Trước thực tế trên, để khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy định về phân cấp quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh và đang trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Song song đó, ngành cũng phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin, Ban Quản lý di tích tổ chức triển khai thực hiện một số công việc như: khẩn trương thành lập Ban Quản lý di tích đối với những nơi chưa thành lập; xây dựng quy chế quản lý và hoạt động của di tích; xây dựng bảng chỉ dẫn đường vào di tích, bảng nội quy tham quan di tích và bảng tóm tắt nội dung tiểu sử di tích để phục vụ tốt khách tham quan.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự quan tâm phối hợp đồng bộ của các Sở, ngành, địa phương, việc quản lý, khai thác, vận hành các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng đi vào nề nếp, phát huy tối đa hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi phục vụ tốt cho quá trình phát triển du lịch của Sóc Trăng.
Nhật Nam