SÓC TRĂNG GIÀNH NGÔI VỊ CAO NHẤT TRONG MÙA GIẢI ĐUA GHE NGO 2022

30/03/2023 140 0

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ V năm 2022, Giải đua ghe Ngo đã tranh tài quyết liệt trong 02 ngày (07 – 08/11/2022) trên dòng sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, với sự tham gia của 45 đội nam và 09 đội nữ đến từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng thi đấu ở 02 cự ly 1.200 m nam và 1.000 m nữ.

02 chiếc ghe Ngo tranh tài quyết liệt

     Ghe Ngo "Tuk Ngô" có hình thù tựa con rắn Naga, mình thon, thoai thoải về phía trước, đầu uốn cong và hơi thấp hơn sau lái một chút, có nhiều khoang, trên mỗi khoang đóng nhiều thanh cây ngang dài 1,2m vừa đủ 2 người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song gồm từ 23 đến 27 đôi bơi.  

 

Ghe Ngo nữ

          Sau 02 ngày tranh tài, với tổng số 102 lượt trận đua quyết liệt từ vòng loại đến vòng đấu chéo, loại trực tiếp và tranh thứ hạng, chiều ngày 8/11 Ban Tổ chức đã trao giải ở nội dung đua ghe ngo nam, cự ly 1.200 m, đội ghe chùa Wáth Pích (thị xã Vĩnh Châu) đã xuất sắc giành chức vô địch ghe ngo nam. Nội dung đua ghe ngo nữ, cự ly 1.000 m, đội ghe chùa Prêk Chêk (thị xã Ngã Năm) giành chức vô địch.

          Ngoài Cúp, Cờ, Bằng khen của UBND tỉnh, các đội Nhất, Nhì, Ba, Tư của nam được thưởng với mức tương ứng: 200 triệu đồng, 150 triệu đồng và 100 triệu đồng 80 triệu đồng. Tương ứng, các đội nữ được thưởng 150 triệu đồng, 100 triệu đồng, 80 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Được biết, trước đó tại lễ khai mạc Ngày hội, UBND tỉnh Sóc Trăng đã đón nhận bằng công nhận kỷ Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về số lượng đội ghe ngo và số lượng vận động viên đua ghe ngo nhiều nhất lễ hội Oóc Om Bóc tính từ năm 2005 cho đến nay.

                                                                             Lý Thị Phương

Related Post

Sample Plan