CHÙA HẢI PHƯỚC AN

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xtdulichsoctrang@gmail.com

Địa chỉ: Xã Lạc Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng

Đến gần trung tâm xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu), từ xa, chúng ta đã dễ dàng nhìn thấy ngọn tháp cao xây dựng mô phỏng kiến trúc Trung Hoa cổ, đỉnh tháp đặt tượng Phật Thích Ca đang một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất - đó chính là ngọn tháp của chùa Hải Phước An. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, ngài đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống: Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả… Đài 48 đại nguyện của Phật A Di Đà.      Theo cụ ông Triệu Vinh Quang - phật tử lâu năm của chùa Hải Phước An, chùa do hòa thượng Long Trì (tục danh Châu Ngọc Phò) khai sơn tạo lập. Lúc đầu, hòa thượng xây dựng chùa bên Giồng Nhỏ (nay thuộc ấp Vĩnh Biên, xã Lạc Hòa) cách vị trí hiện nay gần 1 km. Trước đó, hòa thượng Long Trì có tham gia kháng Pháp nên đợi một thời gian, tình hình lắng dịu, thực ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đến gần trung tâm xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu), từ xa, chúng ta đã dễ dàng nhìn thấy ngọn tháp cao xây dựng mô phỏng kiến trúc Trung Hoa cổ, đỉnh tháp đặt tượng Phật Thích Ca đang một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất - đó chính là ngọn tháp của chùa Hải Phước An. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, ngài đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống: Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả…

     

Đài 48 đại nguyện của Phật A Di Đà.

     Theo cụ ông Triệu Vinh Quang - phật tử lâu năm của chùa Hải Phước An, chùa do hòa thượng Long Trì (tục danh Châu Ngọc Phò) khai sơn tạo lập. Lúc đầu, hòa thượng xây dựng chùa bên Giồng Nhỏ (nay thuộc ấp Vĩnh Biên, xã Lạc Hòa) cách vị trí hiện nay gần 1 km. Trước đó, hòa thượng Long Trì có tham gia kháng Pháp nên đợi một thời gian, tình hình lắng dịu, thực dân Pháp thôi lùng bắt, ông mới cho di dời chùa sang địa điểm hiện nay (ấp Ca Lạc, xã Lạc Hòa) có đông dân cư hơn để tiện bề hoằng pháp. Trải qua hơn trăm năm, chùa Hải Phước An đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mà lần cuối cùng là lần đại trùng tu vào năm 2002 dưới thời vị trụ trì tiền nhiệm là Đại đức Thích Minh Thông. Ròng rã 12 năm trùng tu, đến năm 2014, chùa mới chính thức khánh thành và có diện mạo như hiện nay.

Chánh điện chùa Hải Phước An.

     Chánh điện chùa được xây dựng là một khối kiến trúc 2 tầng với 4 lớp mái chùa có đầu đao cong vút trang trí rồng và quỳ long (rồng tạo hình cách điệu thành hoa lá) quay đầu ngưỡng triều pháp luân (bánh xe pháp - một biểu tượng của Phật giáo). Giữa chánh điện là ngọn tháp cao mà chúng ta đã thấy từ xa, vì vậy, để trèo lên được ngọn tháp này, phải bước qua 2 tầng của chánh điện. Ngay lối ra vào của chánh điện được bày trí một tượng Phật Di Lặc với dáng ngồi thoải mái, một tay cầm ngọc như ý, một tay cầm tràng hạt, miệng cười tươi trông rất vui vẻ. Tầng dưới chánh điện thờ Phật Thích Ca, phối thờ 2 vị Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương. Hai bên thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và Ngọc Hoàng. Tầng trên thờ tự chính  bộ tượng Tuyết Sơn Tam thánh với Phật Thích Ca ở giữa và 2 vị tôn giả Ca Diếp, A Nan Đà ở 2 bên. Phía trước là các tượng nhỏ hơn: Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và bộ tượng thất Phật Dược Sư. Gian sau thờ Đạt Ma Tổ sư, Lục tổ Huệ Năng và Quan Thánh Đế quân.

     Ngọn tháp của chùa có đến 7 tầng, 2 tầng dưới thờ nhiều bức tượng có phong cách dân gian Tây Nam bộ là các tượng thờ từ trước đợt đại trùng tu, như: Phật A Di Đà, các vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Địa Tạng Vương, Chuẩn Đề, Huyền Thiên Thượng đế, bộ tượng 4 thầy trò Đường Tam Tạng và 3 trong số thập điện diêm vương (Tần Quảng Vương, Diêm La Vương, Chuyển Luân Vương)… Những tượng thờ này có cả các vị thần, thánh của người Hoa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Điều này cho thấy chùa Hải Phước An có sự du nhập và tiếp biến văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa nơi đây trong quá trình cộng cư lâu dài của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Năm tầng tháp còn lại thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền bằng đá trắng, có lẽ các tượng này được thỉnh về thờ tự sau đợt đại trùng tu. Càng lên tầng tháp cao, không gian cũng càng nhỏ lại, pho tượng được thờ cũng có kích thước nhỏ hơn. Dù đang là buổi trưa nóng bức nhưng ở các tầng tháp cao này, không khí lại khá mát mẻ, khi mở cửa sổ ra, có thể nói đúng là “bốn bề gió lộng”. Phóng tầm mắt nhìn ra xa, những mảng xanh của rẫy trồng hành xen lẫn những vuông tôm khiến cho quang cảnh cứ như một bàn cờ vua. Nhìn ra xa hơn nữa, đường chân trời tiếp nối với biển tạo nên một bức tranh thật tươi đẹp và hùng vĩ.

     Khuôn viên chùa Hải Phước An khá rộng rãi với nhiều hàng cây cao cho bóng mát. Ngay trước chánh điện là Bát Giác Liên Hoa trì, tức là ao sen trên có đình tám cạnh thờ Quán Thế Âm Bồ tát. Ở một khoảng không gian khác là Đài 48 đại nguyện với tượng Phật A Di Đà cao khoảng 7-8m và 48 bức tượng phật đứng xung quanh có kích thước nhỏ hơn tượng trưng cho 48 đại nguyện Phật A Di Đà tạo ra khung cảnh thật hùng tráng và trang nghiêm. Với cảnh trí đặc sắc của mình, chùa Hải Phước An xứng đáng là điểm đến tham quan, du lịch tâm linh hấp dẫn khi có dịp đến với thị xã. Vĩnh Châu.

ANH THỤY

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Điểm đến

Giải trí