Price: Free
Phone: 0
Time to visit a place: 120 phút
Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Address: Ấp Phước Lợi, Xã Mong Thọ A, Huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
Qua khỏi cầu Vũng Thơm (ấp Phước Lợi, xã Phú Tân, huyện Châu Thành) một đoạn ngắn, nhìn về phía phải, không khó để nhìn thấy cổng chào của Thiên Hậu miếu Vũng Thơm tại đây. Như những cơ sở thờ tự khác ở Nam bộ, miếu được người dân nơi đây vẫn quen gọi cách thân thương là chùa - Chùa Bà Thiên Hậu Vũng Thơm.
Cổng chùa Bà Thiên Hậu Vũng Thơm.
Bước qua cổng chào này chừng vài chục mét sẽ nhìn thấy một quần thể với nhiều cơ sở thờ tự của cộng đồng người Hoa tại đây. Ngay trong khuôn viên miếu Bà cũng có 2 miếu thờ liền kề nhau được phân chia rõ rệt là Thiên Hậu miếu với vị chủ thần là Thiên Hậu Thánh mẫu và Đông Nhạc miếu thờ Quán Thế Âm Bồ tát. Đông Nhạc là tên gọi khác của Thái Sơn - một ngọn núi trong ngũ nhạc (5 ngọn núi thiêng của Đạo giáo Trung Hoa), nhưng ở đây, nhân vật thờ tự lại là một vị bồ tát (Phật giáo). Ông Thái Lợi - Trưởng Ban Trị sự Chùa Bà Thiên Hậu Vũng Thơm cho biết ngôi miếu này đã có lịch sử hơn 120 năm, gắn liền với việc định cư của cộng đồng người Hoa ở đất Vũng Thơm này. Theo ông, ngày xưa ở đây có một giồng cát nổi lên mà người Hoa gọi là “xua léng” - tức là con rồng cát, ông bà xưa tin rằng đây là vùng đất lành nên tập trung định cư nơi đây.
Ông Thái Lợi giới thiệu các nhân vật thờ tự tại miếu.
Năm Ất Mùi (năm 1895), có đôi vợ chồng người Hoa (mà giờ đây không ai rõ tên) đã xây dựng nên ngôi miếu này với kiến trúc gỗ, lá đơn giản để làm nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng. Để minh chứng cho niên đại của miếu, ông Thái Lợi chỉ cho chúng tôi xem chiếc chuông bằng gang có từ thời lập miếu cho đến nay. Chiếc chuông có chiều cao chừng 70-80cm, đường kính độ 50cm. Trên thân chuông có 2 bảng chữ với nội dung “Đông Nhạc miếu” và bảng “Bồng Đàm pha” cùng dòng ghi niên đại “Quang Tự Ất Mùi niên” - tức năm 1895. Hai chữ Hán bồng đàm (蓬譚) - người Triều Châu đọc là “doằng tham” hay biến âm là “doẳng tham” chính là cách họ ký âm địa danh Vũng Thơm trong ngôn ngữ của mình. Địa danh này có gốc từ “Kompong Thum” trong tiếng Khmer nghĩa là bến (hoặc xóm, chợ) lớn. Tuy nhiên, qua cách ký âm trong tiếng Triều Châu, chúng tôi cho rằng địa danh này được người Hoa ký âm lại khi nghe cách gọi của người Việt tại đây. Có thể nói, đây là một dẫn chứng rõ ràng cho sự cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa tại vùng đất Vũng Thơm này. Như vậy, nội dung có bảng chữ trên thân chuông cho biết chiếc chuông này được đặt đúc riêng dành cho miếu Đông Nhạc ở Bồng Đàm pha (người Triều Châu đọc là Doằng Tham po - tức giồng Vũng Thơm) vào năm Quang Tự Ất Mùi. Ngoài chiếc chuông này, tại miếu Bà còn có hơn chục món cổ vật khác, như: chiếc chuông đồng ghi năm Đinh Tỵ 1917, lư hương đá xanh và các vật phụng tự sử dụng trong nghi lễ cúng bà.
Ông Thái Lợi chỉ dòng chữ Bồng Đàm pha (giồng Vũng Thơm) trên chiếc chuông bằng gang tại miếu.
Trải qua nhiều lần trùng tu, mà lần thứ 3 cũng là lần gần đây nhất vào năm 2015 do ông Huỳnh Ngọc Lâm và ông Thái Lợi chủ trì, miếu Bà có được diện mạo khang trang như hiện nay. Ở lần trùng tu này, một số vì kèo, mái ngói cũ đã hỏng khá nhiều, không thể tái sử dụng, ông Thái Lợi đã có nhiều sáng kiến trong việc sử dụng các vật liệu hiện đại như sắt, ximăng cốt thép mô phỏng các vật liệu và kiến trúc cổ để không làm mất cảnh quan chung của miếu. Đây là một sự cố gắng đáng ghi nhận tích của Ban Quản trị trong việc trùng tu và tôn tạo di. Tượng thờ cổ cũng được làm bằng gỗ nên cũng đã xuống cấp, qua nhiều lần trùng tu, các tượng thờ hiện nay cũng được làm lại bằng ximăng nhưng nhân vật thờ tự thì vẫn không thay đổi. Trang thờ chính của miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, kế đó ở 2 bên là Lục Đàm công (tức Neak Tà trong tín ngưỡng của người Khmer) và Hoa công - Thánh mẫu (tức ông bà mẹ sanh trong tín ngưỡng của người Hoa), ngoài cùng là Quan Công và ông bà Bổn. Hai bên hành lang miếu bố trí đồ án Vân Long tỉnh và Phong Hổ tỉnh - tức là 2 thiên tỉnh (giếng trời) để lấy ánh sáng và thông khí trong kiến trúc miếu thờ của người Hoa.
Hàng năm, ngoài các lễ hội truyền thống của người Hoa, miếu Bà còn tổ chức nhiều lễ hội, như: vía Bà (ngày 23-3 âm lịch), đáp tạ thần ân (ngày 21 tháng chạp) và đặc biệt là lễ Tống gió (mồng 1-5 âm lịch) với nghi lễ thả ghe giấy xuống Kinh để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Có thể nói Chùa Bà Thiên Hậu Vũng Thơm là một địa chỉ lịch sử gắn liền với quá trình định cư và cộng cư của cộng đồng người Hoa ở vùng đất này với các dân tộc Kinh - Khmer anh em, là nơi lưu giữ ký ức cộng đồng và góp phần bảo lưu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa ở vùng đất Vũng Thơm.
ANH THỤY
Distance: 3.17 km
Distance: 4 km
Distance: 4.97 km
Distance: 5.01 km
Distance: 5.42 km
Distance: 5.70 km
Distance: 5.74 km
Distance: 5.81 km
Distance: 6.26 km
Distance: 6.40 km
Distance: 6.40 km
Distance: 7.09 km
Distance: 7.14 km
Distance: 7.29 km
Distance: 1.61 km
Distance: 1.92 km
Distance: 5.66 km
Distance: 7.11 km
Distance: 7.18 km
Distance: 7.36 km
Distance: 7.40 km
Distance: 7.43 km
Distance: 7.47 km
Distance: 7.47 km
Distance: 7.48 km
Distance: 0 m
Distance: 800 m
Distance: 2.43 km
Distance: 3.23 km
Distance: 3.35 km
Distance: 6.30 km
Distance: 6.58 km
Distance: 6.63 km
Distance: 6.76 km
Distance: 6.87 km
Distance: 7.02 km
Distance: 7.32 km
Distance: 7.45 km
Distance: 7.65 km
Distance: 7.53 km
Distance: 7.79 km
Distance: 8.18 km