CHÙA LĂNG CA

Introdution

Price: Free

Phone:

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: xtdulichsoctrang@gmail.com

Address: 438 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

LĂNG CA CỔ TỰ (CHÙA LĂNG CA)           Có thể nói tuyến đường Tôn Đức Thắng là một trong những cung đường đáng tham quan nhất ở Thành phố Sóc Trăng vì nơi đây có nhiều điểm du lịch nổi bật như Chùa Kh’leang - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, Chùa Đất Sét – ngôi chùa độc đáo với hàng ngàn pho tượng bằng đất sét, Chùa Som Rong – ngôi chùa có tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, với nét kiến trúc độc đáo và hài hòa, chùa Lăng Ca xứng tầm là một trong những điểm tham quan nổi bật, góp phần làm phong phú thêm các điểm tham quan trên tuyến đường mang tên Bác Tôn.           Tọa lạc tại số 438, đường Tôn Đức Thắng,Phường 5, Thành phố Sóc Trăng, Chùa Lăng Ca có tổng diện tích là 4500 m². Tuy diện tích không quá lớn nhưng khuôn viên chùa rất hài hòa với các công trình kiến trúc như cổng tam quan, chánh điện, nhà hậu tổ, nhà tăng chúng, tháp chuông, tháp tưởng nhớ Thích Nữ Trí Túc… Theo Thượng tọa Thích Minh Thành – Trụ ... View more

Map

Introdution

×

LĂNG CA CỔ TỰ (CHÙA LĂNG CA)

          Có thể nói tuyến đường Tôn Đức Thắng là một trong những cung đường đáng tham quan nhất ở Thành phố Sóc Trăng vì nơi đây có nhiều điểm du lịch nổi bật như Chùa Kh’leang - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, Chùa Đất Sét – ngôi chùa độc đáo với hàng ngàn pho tượng bằng đất sét, Chùa Som Rong – ngôi chùa có tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, với nét kiến trúc độc đáo và hài hòa, chùa Lăng Ca xứng tầm là một trong những điểm tham quan nổi bật, góp phần làm phong phú thêm các điểm tham quan trên tuyến đường mang tên Bác Tôn.

          Tọa lạc tại số 438, đường Tôn Đức Thắng,Phường 5, Thành phố Sóc Trăng, Chùa Lăng Ca có tổng diện tích là 4500 m². Tuy diện tích không quá lớn nhưng khuôn viên chùa rất hài hòa với các công trình kiến trúc như cổng tam quan, chánh điện, nhà hậu tổ, nhà tăng chúng, tháp chuông, tháp tưởng nhớ Thích Nữ Trí Túc… Theo Thượng tọa Thích Minh Thành – Trụ trì Chùa Lăng Ca, chùa được xây dựng vào năm 1880 và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

          Cổng chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổng tam quan, thiết kế ba lối đi với phần cửa chính giữa lớn và hai cửa nhỏ hai bên, bên trên lợp ngói âm dương. Đây là lối kiến trúc phổ biến và quen thuộc tại các công trình như đền, chùa, miếu…của người Việt. Mặt trước của cổng đề chữ “Chùa Lăng Ca” và bốn câu đối bằng chữ Hán, mặt sau cổng đề chữ “Lăng Ca Cổ Tự” với bốn câu đối bằng tiếng Việt, tạo nên sự hài hòa, cân đối.

Cổng chùa theo lối kiến trúc cổng tam quan (Ảnh: Nguyễn Lợi)

          Vừa qua cổng phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, thể hiện được sự gần gũi của Phật đối với chúng sinh. Trong Phật giáo Đại thừa, Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong bốn vị Đại Bồ Tát và là vị Bồ Tát có đức hạnh, thần lực chỉ sau Đức Phật Thích Ca. Ngài là vị Bồ Tát có thể nhìn rõ mọi sự bất hạnh, khổ đau, ai oán ở trần thế, luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sinh.

          Nổi bật trong khuôn viên chùa là chánh điện. Chánh điện được chia làm 2 tầng. Tầng dưới được bày trí đơn giản, thiết kế theo không gian mở không vách, không cửa mà chỉ được ngăn cách bởi các hàng cột và lan can, chính giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên được bố trí nhiều bàn, ghế để các Phật tử nghỉ ngơi. Tầng trên thờ Phật Thích Ca trong tư thế tọa thiền trang nghiêm, bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên phải thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.Chánh điện được lợp ngói âm dương màu vàng, có bốn góc uốn cong như đầu đao vút lên trời, không gian chánh điện thoáng mát, sáng sủa. Trên trần chánh điện được trang trí bằng rất nhiều lồng đèn màu đỏ, vừa tạo được ánh sáng lung linh cho chánh điện, vừa mang ý nghĩa cho sự may mắn, bình yên và hạnh phúc.

Chánh điện chùa Lăng Ca (Ảnh: Nguyễn Lợi)

          Một điểm nổi bật và mang đậm dấu ấn lịch sử không thể không nhắc đến đó là tháp tưởng nhớ Thích nữ Trí Túc. Theo tiểu sử được đặt trên tháp, Thích nữ Trí Túc sinh năm Canh Thìn tại Sóc Trăng, là Phật tử quy y tại chùa Lăng Ca. Năm 1967, vì bảo vệ Hiến chương Phật Giáo và cầu nguyện hòa bình Việt Nam, thích nữ phát nguyện tự thiêu trước chùa Bảo An và được an táng tại chùa Hội Linh, Cần Thơ. Năm 1983, sư cô Trí Nguyên – Trụ trì chùa thời đó đã đưa linh cốt Thích nữ Trí Túc về chùa Lăng Ca. Được biết, vào những năm 60 của thế kỷ XX, Phật giáo bị đàn áp bởi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đấu tranh của Phật tử và người dân bùng lên mạnh mẽ, phát nguyện tự thiêu của Thích nữ Trí Túc góp phần thành công vào phong trào đấu tranh của Phật giáo và sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Miền Nam. Sự hi sinh cao cả này là niềm tự hào to lớn của đồng bào Phật tử cũng như nhân dân Sóc Trăng.

          Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có tháp chuông 3 tầng. Đặc biệt, trên tháp chuông còn có những chiếc chuông gió. Chuông từ lâu đã là một pháp khí không thể thiếu trong các ngôi chùa, tiếng chuông chùa vang lên thể hiện sự thanh tịnh, làm cho con người thức tỉnh bản giác của mình, hướng về những giá trị tốt đẹp. Tiếng chuông chùa ngân vang hòa với tiếng chuông gió du dương tạo cho du khách cảm giác yên bình, thanh tịnh, tạm quên đi những lo toan sầu não của thế giới nhân sinh.

* Tài liệu tham khảo: Khảo sát thực tế và theo lời của Thượng tọa Thích Minh Thành – Trụ trì chùa Lăng Ca.

Nguyễn Lợi

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Entertainment