Price: Free
Phone: 0
Time to visit a place: 120 phút
Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Address: Số 181 Văn Ngọc Chính, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Ca dơi
Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 2,5 km về hướng Tây Nam, chùa Mahatup (hay gọi là chùa Dơi) là điểm đến hấp dẫn và quen thuộc đối với du khách gần xa. Bên cạnh nét đẹp cổ kính của ngôi chùa đã hình thành vài trăm năm, cùng với những cây cổ thụ là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi quạ. Đến tham quan chùa Dơi Sóc Trăng, ngoài ý nghĩa đến thắp nén nhang cầu nguyện cho gia đình, xã hội an lành và hạnh phúc, đa phần du khách không tránh khỏi ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng những chú dơi buông mình treo lủng lẳng dưới những tán cây cổ thụ.
Cổng chào vào Khu Du lịch chùa Dơi
+ Quá trình hình thành, chùa Dơi:
Chùa Dơi có tên thật được phiên âm từ tiếng Khmer là Wathserâytêchô – Mahatup, thường được gọi là “chùa Mã Tộc” hay chùa Dơi, vì trong chùa có nhiều dơi sinh sống. Hiện nay, tính từ ngã ba đường Lê Hồng Phong rẽ vào đường Văn Ngọc Chính, có thể xem là một phum sóc (xóm, ấp) có đông đồng bào Khmer sinh sống bằng nghề trồng rẫy và làm ruộng.
Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng khách, phòng ở của sư trụ trì và các vị sư khác, các tháp để tro người chết, … Các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta. Nhìn chung toàn bộ quần thể kiến trúc cân đối, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục hài hoà, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer.
Theo biên dịch tiếng Khmer, Maha là lớn, túp là kháng cự, mahatúp được dịch là trận kháng cự lớn. Ngày xưa, vùng đất này đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống thực dân phong kiến, ở nơi khác cũng diễn ra các trận chiến ác liệt nhưng đều thất bại, chỉ có vùng đất ở chùa Dơi được giành chiến thắng và sau đó người dân tập trung về đây sinh sống. Từ đó họ tin rằng vùng đất này là vùng đất lành, nên dựng cột xây chùa thờ Phật để sinh hoạt tôn giáo cho phum sóc của mình.
Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569 dương lịch, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng và đã trải qua 19 đời Đại Đức. Từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Sau lần hỏa hoạn vào tháng 8 năm 2007, chánh điện chùa đã được xây dựng như hiện nay vào tháng 4 năm 2009.
Dơi treo mình trên cây trong khuôn viên chùa Dơi
+ Vài đặc điểm loài dơi:
Chùa Dơi có 02 loài dơi hiếm mà nơi khác không có. Đó là dơi ngựa Thái Lan có khối lượng từ 400 đến 450 g/con và dơi ngựa lớn nặng từ 600 g đến 1100 g/con. Trong một nghiên cứu chuyên đề về Dơi ngựa của Vũ Đình Thống – Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật Việt Nam và Đại học Columbia Hoa Kì xác nhận là tại thành phố Sóc Trăng còn khoảng 2.000 dơi ngựa Thái Lan, dơi ngựa lớn chỉ còn khoảng 20 con. Hai loài dơi này đã được ghi trong phụ lục II của công ước CITES từ năm 1989. Để bảo tồn đàn dơi, UBND tỉnh đã ban hành văn bản nghiêm cấm mua bán, săn bắt dơi dưới mọi hình thức.
Dơi là họ thú có cánh bay, những con lớn nặng từ 700 - 1.000g, cánh của chúng căng về hai phía dài từ 1,1 m -1,5 m, tốc độ bay nhanh nhất từ 50-60 km/h. Dơi là động vật có vú, vú nằm hai bên nách cánh, có mỏ giống như loài chó Phóc, miệng có răng rất bén để gặm nhấm. Thức ăn của Dơi là trái cây, (không ăn lúa hay thịt cá). Dơi đi ăn vào ban đêm, ban ngày thì ngủ. Dơi có hai chân, mỗi bàn chân có 5 ngón và có móc nhọn cong như móc câu, trên bả vai mỗi cánh có một lưỡi móc, chúng không đứng đậu mà dùng hai chân móc lấy cành cây quay lộn đầu xuống treo mình lủng lẳng.
Dơi sinh sản vào đầu tháng năm (dương lịch), dơi không đẻ trứng mà sinh con nên không xây tổ như các loài chim khác, khi sắp đẻ thì dơi mẹ một cánh móc lấy nhánh cây, một cánh đỡ lấy con ôm vào lồng ngực. Đẻ xong vài giờ dơi con bắt đầu mở mắt, lúc đó chúng đã biết đói, bú mẹ như chó con mới lọt lòng và trong đêm đó dơi mẹ vẫn đi kiếm ăn bình thường, con chúng mang theo, ôm ghì sát vào lồng ngực. Khoảng vào tháng thứ ba sau khi sinh, dơi con bắt đầu biết bay, dơi mẹ hướng dẫn con bay đi ăn những nơi gần. Nhờ sự ôm ấp chăm sóc của dơi mẹ, dần dần dơi con bắt đầu trưởng thành gia nhập vào bầy đàn một cách nhanh chóng, cứ thế đàn dơi ngày càng được bổ sung.
Chánh điện chùa Dơi
+ Một số quan niệm tâm linh:
Theo quan niệm của người Hoa, con dơi là điềm phúc, còn gọi là phước; phúc (phước) của người Hoa là: “Phước-Lộc-Thọ”. Trong đó, ông Phúc (Phước) ứng với con dơi, ông Lộc ứng với con nai, ông Thọ ứng với cây Tùng, cho nên người Hoa xem hình tượng con dơi như là phúc (phước). Nhưng con dơi ở “Chùa Dơi” đậu quay đầu ngược xuống đó là chữ phúc (phước) treo ngược, là: “Phú táo” tiếng phát âm của người Hoa (tức là: “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến rồi). Cho nên rất nhiều khách du lịch người Hoa chọn tham quan chùa Dơi.
Dơi là động vật rất gần gũi với chùa, dơi không những treo mình trên cây mà còn được các vị sư chăm sóc và thuần hóa. Theo lời kể của các vị sư, vị Đại Đức đời thứ 17 là ông Thạch Chia có tiếng nuôi và thuần chủng dơi rất tài, dơi luôn quấn quít bên ông như những chú chó, chú mèo nuôi trong nhà. Đặc biệt là khi ông đi vắng, dơi ở lại phòng khách của ông.
Nét đẹp và sức thu hút của Chùa Dơi là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi trường sống của con người. Thực vật, động vật nơi đây đã gắn bó với con người từ lâu đời. Hơn nữa, cộng đồng dân cư ở đây có sự giao lưu giữa ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa kết hợp với tinh hoa văn hoá, nghệ thuật trong cuộc sống.
Ngoài ra, Chùa Dơi còn là trung tâm sinh hoạt giáo dục và tổ chức các lễ hội tôn giáo truyền thống của đồng bào Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày 12/02/1999, Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT công nhận Chùa Dơi là di tích nghệ thuật cấp quốc gia./.
LP
Distance: 110 m
Distance: 620 m
Distance: 820 m
Distance: 1.09 km
Distance: 1.12 km
Distance: 1.31 km
Distance: 1.35 km
Distance: 1.43 km
Distance: 1.90 km
Distance: 2.12 km
Distance: 2.21 km
Distance: 2.25 km
Distance: 2.42 km
Distance: 2.59 km
Distance: 100 m
Distance: 1.47 km
Distance: 1.96 km
Distance: 2 km
Distance: 2.03 km
Distance: 2.04 km
Distance: 2.08 km
Distance: 2.17 km
Distance: 2.29 km
Distance: 2.42 km
Distance: 2.47 km
Distance: 2.55 km
Distance: 2.56 km
Distance: 2.59 km
Distance: 0 m
Distance: 1.80 km
Distance: 3.24 km
Distance: 3.35 km
Distance: 3.54 km
Distance: 3.71 km
Distance: 3.76 km
Distance: 3.79 km
Distance: 3.82 km
Distance: 3.88 km
Distance: 4.01 km
Distance: 4.46 km
Distance: 5.09 km
Distance: 5.38 km
Distance: 1.79 km
Distance: 1.85 km
Distance: 2.63 km
Distance: 2.68 km
Distance: 2.89 km
Distance: 3.39 km