CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU
CHÙA BÀ THIÊN HẬU

Introdution

Price: Free

Phone: 0

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: xtdulichsoctrang@gmail.com

Address: Trần Hưng Đạo, Khóm 4, Phường 1, Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu      Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.           Theo học giả Vương Hồng Sển thì  bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Mi Châu, người Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. ... View more

Map

Introdution

×

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

     

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

     Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.

          Theo học giả Vương Hồng Sển thì  bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Mi Châu, người Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Khi tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.

          Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh, ngồi thuyền cùng hai anh của bà, chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền gặp bão lớn... Lúc đó, bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ, nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110), nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

          Chùa Bà Thiên Hậu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa.

          Sự tích Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, qua người kể đôi khi có ít nhiều dị bản nhưng chủ yếu vẫn là đề cao một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, đức hạnh, dám xả thân vì mọi người... Sự đề cao này nhằm mục đích giáo dục đạo đức cho con cháu các thế hệ sau.

          Mặt khác trên bước đường nguy nan, nhiều sóng gió, khi sang vùng đất mới để mưu sinh, người Hoa tin tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp họ vượt qua được mọi trở ngại và được an cư, lạc nghiệp. Vì thế, Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng đối với người Hoa và cả người Việt.

          Hiện trạng Thiên Hậu Cổ Miếu sau nhiều lần trùng tu đến nay vẫn giữ nguyên được yếu tố gốc. Bước chân qua cổng tường rào khang trang, ta bắt gặp ngay một cặp Lân đá cao khoảng 1m, ngồi trên bệ xi măng nhìn thẳng ra đường, chân trước mỗi con đặt trên một quả cầu, trong tư thế đang ngồi canh giữ miếu.

     Trên nóc miếu là hình tượng hai con rồng được dát bằng mảnh gốm sứ, đang uốn lượn tranh một quả bầu tiên. Phía trước, hai bên bức vách của ngôi cổ miếu là hai phù điêu Thanh Long và Bạch Hổ, được đắp nổi làm tăng thêm vẻ sinh động ngay từ bên ngoài. Miếu được xây theo hình chữ tam, ba gian song song, mái lợp ngói âm dương. Muốn vào trong điện, ta phải qua một mái hiên trước có đôi cột đắp rồng uốn quanh thân, trên thanh xà dọc nối qua đầu cột, các thợ người Hoa gắn hình tượng những động vật thủy sản cá, tôm bằng gỗ thật khéo léo và sinh động.

          Cửa điện gồm 3 ô theo dạng cổng tam quan, cửa chính giữa rộng gồm 2 cánh gỗ dày, trên vẽ hình hai nhân vật Uất Trì Cung và Kính Đức. Hai cửa bên mỗi khung một cánh, cũng là gỗ dày, trên vẽ hình hai nhân vật điển tích. Bên trong điện, từ gian trước qua gian giữa cách một khoảng trống, gọi là giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và làm thoáng mát không gian bên trong điện thờ. Gian đầu chỉ dựng hai bảng gỗ lớn, ghi danh sách những người quyên góp trùng tu miếu, trên hai bức đầu hồi, ta bắt gặp bức tranh tạc hình đắp nổi cảnh “Bát tiên quá hải”, đối diện là bức tranh đắp nổi hình hoa cảnh xinh tươi. Gian giữa được sử dụng để đặt kim đỉnh và lư hương. Gian trong cùng mới chính là nơi đặt ba khám thờ, ở giữa thờ Bà Thiên Hậu đang ngồi trên ngai có hai tiên nữ ngồi hầu hai bên, trước mặt hơi thấp hơn có 5 thần hộ vệ đứng chầu. Khám thờ bên phải đặt tượng thờ Quan Công, khám bên trái thờ các anh hùng liệt sĩ.

          Hằng năm, Thiên Hậu cổ miếu có 5 kỳ tế lễ, nhưng kỳ tế lễ lớn và quan trọng nhất là ngày vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, lễ hội được tổ chức linh đình, thu hút đông đảo khách thập phương từ các nơi đến dự lễ. Ngày vía Bà hàng năm đã trở thành một ngày hội lớn không chỉ của cộng đồng người Hoa ở đây mà còn của cả người Kinh và người Khmer nữa. Lễ hội vía Bà ở Thiên Hậu cổ miếu đã thật sự là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Hoa ở Vĩnh Châu và cũng là thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer anh em cùng cộng cư trên mảnh đất Vĩnh Châu này.

          Ngoài ra, trong lễ hội còn có những hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật hát Tiều của Đoàn Nghệ thuật Châu Quang, lễ Hội đấu đèn lồng, mặc dù giá trị vật chất không cao nhưng mua được đèn lồng là mua được: “Gia đình bình an”, “Tấn tài tấn lộc” và đó là tấm lòng “Lá lành đùm lá rách” từ Hội chùa đối với dân nghèo, giải giao hữu bóng rổ, là môn thể thao rất được người Hoa ưa thích.

          Thiên Hậu Cổ Miếu là một di tích kiến trúc độc đáo, một hình tượng tín ngưỡng đã lâu đời in sâu vào tâm trí của đồng bào người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu. Đây là nơi trao gởi niềm tin vào sự phù trợ của Bà để người dân làm ăn phát đạt và gia đình luôn hòa thuận, yên ấm. Miếu Bà Thiên Hậu vừa có kiến trúc độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc Hoa, vừa làm phong phú thêm đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Miếu Bà Thiên Hậu đã được UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 03/6/2004.

Tài liệu kham khảo:

-         Khảo sát thực tế tại Miếu thiên hậu Thánh Mẫu.

-         Tiếp chuyện với ông Lý Quang, Ban cố vấn quản trị Chùa, ông Ong Trường Thủy, Hội trưởng hội ban quản trị chùa.

-         Sưu tầm trên mạng Internet.

-         Trang web: dulichsoctrang.org.

          Nguồn: sưu tầm

          Trường Thái

 Phòng VH&TT Vĩnh Châu

Review and Evaluation


Alls
(From total review)