ĐIỂM DU LỊCH KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
ĐIỂM DU LỊCH KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
ĐIỂM DU LỊCH KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
ĐIỂM DU LỊCH KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
ĐIỂM DU LỊCH KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xtdulichsoctrang@gmail.com

Địa chỉ: Ấp Phước An B, Xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng

Di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong rừng tràm Mỹ Phước thuộc ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Cách thành phố Sóc Trăng khoảng 35km về hướng Tây - Nam.      Thời kỳ xa xưa, nơi đây là vùng đầm lầy hoang dã, chưa ai khai phá. Khi phong trào Bình Tây của Trương Định thất thủ, nhiều người dân yêu nước không khuất phục đã bỏ xứ ra đi để tìm cách chống lại thực dân Pháp. Tại Rạch Sa Keo (là nơi tiếp giáp giữa xã Mỹ Phước và xã Lâm Kiết hiện nay) có nhiều người đến ở, họ ra sức khẩn đất khai hoang để sinh cơ lập nghiệp. Năm 1926, khi thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, chúng khuyến khích bọn địa chủ người Việt và một số quan chức người Pháp đầu tư khai phá vùng đất mới. Bọn này ra sức vơ vét, chiếm đoạt đất đai của nông dân để xây dựng đồn điền. Tại Sóc Trăng có tên Sừ-Ca-Me là địa chủ người Pháp (người dân thường gọi là Tây mặt đỏ) đến khu vực Mỹ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong rừng tràm Mỹ Phước thuộc ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Cách thành phố Sóc Trăng khoảng 35km về hướng Tây - Nam.

     Thời kỳ xa xưa, nơi đây là vùng đầm lầy hoang dã, chưa ai khai phá. Khi phong trào Bình Tây của Trương Định thất thủ, nhiều người dân yêu nước không khuất phục đã bỏ xứ ra đi để tìm cách chống lại thực dân Pháp. Tại Rạch Sa Keo (là nơi tiếp giáp giữa xã Mỹ Phước và xã Lâm Kiết hiện nay) có nhiều người đến ở, họ ra sức khẩn đất khai hoang để sinh cơ lập nghiệp.

Năm 1926, khi thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, chúng khuyến khích bọn địa chủ người Việt và một số quan chức người Pháp đầu tư khai phá vùng đất mới. Bọn này ra sức vơ vét, chiếm đoạt đất đai của nông dân để xây dựng đồn điền. Tại Sóc Trăng có tên Sừ-Ca-Me là địa chủ người Pháp (người dân thường gọi là Tây mặt đỏ) đến khu vực Mỹ Phước bao chiếm đất, bắt nông dân đào thêm nhiều kênh rạch, trên bờ trồng tràm, nuôi chim, dưới kênh nuôi cá,... Rừng tràm Mỹ Phước hình thành từ đó.

Ngày 25/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sóc Trăng vùng lên khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp và bọn phong kiến để lập nên chính quyền dân chủ nhân dân. Tên địa chủ người Pháp bỏ chạy về nước, kể từ đó rừng tràm Mỹ Phước thuộc tài sản chung của nhân dân.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng nói riêng phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách... thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp lại nổ súng tái chiếm Sài Gòn. Đảng bộ, quân và dân Sóc Trăng phải lao vào chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bước đầu, lực lượng cách mạng tạm thời rút về các vùng nông thôn có địa hình hiểm trở, làm chỗ dựa để củng cố gây dựng lực lượng. Cho nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng tràm Mỹ Phước trở thành căn cứ địa của lực lượng cách mạng.

Để đạt được mục tiêu Chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh", Pháp đã sử dụng gián điệp và nhiều đội quân tổ chức càn quét, đánh phá vào căn cứ cách mạng và các vùng ven đô thị, hòng lấn chiếm vùng tự do của ta.

Để đáp trả âm mưu của địch trong giai đoạn này, BCH Tỉnh ủy đã tổ chức 3 lần Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ (02/1950, 11/1951, 11/1953) và nhiều lần hội nghị BCH Tỉnh ủy mở rộng để ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng, lãnh đạo quân và dân Sóc Trăng lập nên nhiều thành tích vẻ vang; điển hình là Chiến dịch Sóc Trăng I (4/1950), Chiến dịch Sóc Trăng II (5/1951) và nhiều trận càn lớn (1952 - 1953).

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, buộc quân đội Pháp phải rút khỏi nước ta, các nước không được đem lực lượng quân sự vào hoặc đặt căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam. Nhưng với âm mưu làm bá chủ Đông Dương, Mỹ đã hất cẳng Pháp để toàn quyền thống trị miền Nam, ra sức củng cố miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành lập căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Được sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy Sóc Trăng chọn người đưa đi tập kết, đồng thời củng cố lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, trực tiếp lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh với kẻ thù bằng những hình thức và nội dung mới.

Trước tình hình diễn biến phức tạp do địch không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp tục khủng bố, tàn sát đồng bào ta; thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Xứ ủy và Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã bám sát quần chúng lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương. Các cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng sôi nổi liên tục từ thành thị đến nông thôn, bằng nhiều hình thức với nội dung và yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi các quyền dân sinh, dân chủ, chống lại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Kẻ thù lần này nguy hiểm và tàn bạo gấp nhiều lần so với trước, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã lãnh đạo quân và dân trong tỉnh vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân, từng bước vũ trang, cùng cả miền Nam đứng lên Đồng Khởi năm 1980 giành những thắng lợi mới, vùng hậu phương được mở rộng, hình thành bước đầu thế trận chiến tranh nhân dân, góp phần đưa phong trào cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn chiến tranh cách mạng có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài.

Tháng 01/1968, căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng từ xã Gia Hòa (huyện Mỹ Xuyên) được dời về rừng tràm Mỹ Phước. Toàn bộ các cơ quan của Khu căn cứ Tỉnh ủy như: hội trường, nhà làm việc, nhà ăn, lán trại,... chỉ làm bằng cây, lá có sẵn, được bố trí rải rác khắp các khu vực rộng gần 100 ha, được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, cây lá um tùm. Với địa hình hiểm trở nên rất phù hợp với chiến thuật chiến tranh du kích của ta, đồng thời tạo ra thế chiến lược trong việc tấn công ra Châu Thành, Sóc Trăng, Ngã Năm, Thạnh Trị hoặc rút vào vùng sâu Hồng Dân, Phước Long và còn ngăn chặn rất hiệu quả các cuộc càn quét của địch đánh phá vào vùng U Minh.

Do vị trí có ý nghĩa chiến lược, nên địch đã phong tỏa chặt chẽ khu căn cứ bằng cách xây dựng 4 đồn: Cái Trầu, Mỹ Phước, Tam Sóc và Xẻo Lý. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét với quy mô lớn, có cả pháo binh, máy bay oanh tạc. Điển hình là cuộc tấn công từ ngày 08/3 đến ngày 08/4/1972, địch đưa trên 2000 quân cùng 20 khẩu pháo và máy bay ném bom, tiến công càn quét triệt phá rừng tràm Mỹ Phước. Mỗi ngày hàng trăm lượt máy bay và pháo trút xuống rừng tràm hàng chục tấn bom và từ 500-1000 quả pháo. Ngay từ ngày đầu, đội phòng thủ Tỉnh ủy đã anh dũng chiến đấu, vừa đánh địch vừa bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo của tỉnh. Suốt 31 ngày đêm, C1-70 cùng với Tỉnh đội, An ninh, Binh vận tỉnh, Đại đội 603, địa phương quân huyện Châu Thành và du kích xã phối hợp chiến đấu kiên cường, đã tiêu diệt và làm bị thương trên 100 tên địch, hàng trăm tên đào rã ngũ. Cuối cùng buộc chúng phải rút quân.

Ngày 27/01/1973, Hội nghị Paris được ký kết. Với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Mỹ vẫn bám lấy Đông Dương tiếp tục thực hiện Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", ra sức phá hoại Hiệp định Paris.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có Nghị quyết 06 về tình hình và nhiệm vụ mới "Đẩy mạnh tấn công địch và xây dựng ta toàn diện".

Tháng 10/1973, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị bàn kế hoạch "Gỡ mảng chuyển vùng", nhằm mở rộng thêm các vùng giải phóng.

Ngày 04/4/1975, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị, triển khai kế hoạch đấu tranh với kẻ thù theo phương châm "Thời cơ đã đến, hãy sẵn sàng hành động".

Ngày 08/4/1975, hội nghị BCH Tỉnh ủy mở rộng ra Nghị quyết "Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tập trung cao nhất mọi sức mạnh, tinh thần và lực lượng của mình, phát huy sức mạnh tổng hợp ba mũi, ba vùng làm cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nhanh chóng đánh đổ hoàn toàn ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân".

Tính chung trong thời gian chuẩn bị chiến dịch từ ngày 08 đến 28/4/1975, tại căn cứ rừng tràm Mỹ Phước đã có gần 40 cuộc họp của Tỉnh ủy cùng các ban ngành của tỉnh, đã ra nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quyết định giải phóng tỉnh nhà, góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

          Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rừng tràm Mỹ Phước đã hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn và thuốc khai hoang do địch trút xuống, với ý đồ hủy diệt Khu Căn cứ Tỉnh ủy, hủy diệt cả sự sống trên vùng đất này. Nhưng với tinh thần quả cảm của quân và dân Sóc Trăng, đặc biệt là Đội phòng thủ Tỉnh ủy, Ban Bảo vệ căn cứ cùng du kích và nhân dân xã Mỹ Phước đã dũng cảm, mưu trí chống trả, tổ chức bảo vệ an toàn Khu Căn cứ Tỉnh ủy cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

          Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng vẫn an toàn, vẫn vững vàng tồn tại, đó là minh chứng lịch sử cho tấm lòng sắt son của nhân dân xã Mỹ Phước luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, đã che chở cưu mang để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, tổ chức nhiều cuộc hội nghị quan trọng, ban hành nhiều Nghị quyết lãnh đạo quân và dân Sóc Trăng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.

Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trải qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng vẫn vững vàng, xứng đáng được ghi tên vào những trang sử vàng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau ngày 30/4/1975, Khu căn cứ Tỉnh ủy tại rừng tràm Mỹ Phước không còn sử dụng và gần như bị lãng quên. Mãi đến năm 1990, thể theo yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân cùng các vị lão thành cách mạng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo ngành Văn hoá - Thông tin nghiên cứu khảo sát để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích.

Để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau, ngày 11/6/1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ VHTTDL) đã ban hành Quyết định số 734/QĐ xếp hạng Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

Để phát huy giá trị khu di tích này, năm 1998 Sở Văn hoá - thông tin Sóc Trăng đã lập dự án tu bổ, tôn tạo thêm cho khu di tích một số công trình như: Hội trường Tỉnh ủy, nhà Thường trực, nhà ăn, hầm trú ẩn, hồ chứa nước ngọt.v.v…  

Từ năm 1998 – 2002, UBND tỉnh lần lượt có những quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Tuy nhiên, mãi  đến năm 2005 mới bắt đầu san lấp mặt bằng khu trung tâm là 25 ha. Năm 2007 tiến hành xây dựng khu trung tâm gồm các công trình: cổng tam quan, nhà Bia liệt sĩ, nhà Trưng bày hiện vật lịch sử, Đền tưởng niệm ghi danh các anh hùng liệt sĩ, nhà sinh hoạt thanh thiếu niên, nhà điều hành và một số công trình phụ khác. Tất cả được hoàn thành và đưa vào sử dụng nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/2/2009.

Năm 2010, di tích Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng tiếp tục được đầu tư phục dựng thêm một số hạng mục trong rừng như: trạm Giao liên, Văn phòng Tỉnh uỷ, Ban Cơ yếu, Ban Tài chính, nạo vét kênh rạch, trồng cây gây rừng,.v.v...và để tạo cảnh quan môi trường khu di tích ngày càng xanh, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm 2015, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục đầu tư xây dựng tuyến đường đi bộ được lót đal và bắc cầu qua các con kinh, từ khu trung tâm dẫn đến các khu trùng tu, phục dựng các nơi làm việc của Tỉnh ủy trong rừng.

Nhìn chung, từ khi được đầu tư tôn tạo, cảnh quan khu di tích có nhiều thay đổi, diện mạo khu di tích ngày càng khang trang hơn, lượng khách tham quan đến với di tích ngày càng đông, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng di tích Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng hiện nay đã trở thành nơi sinh hoạt giao lưu văn hoá, nơi vui chơi giải trí của đông đảo công chúng. Ngoài ra, di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng còn là địa điểm để ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời cũng là nơi lý tưởng để giáo dục về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, về truyền thống đấu tranh của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong tương lai nếu được tiếp tục đầu tư mở rộng cầu, đường và một số dịch vụ du lịch, nhất định di tích Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng không những được bảo tồn tốt mà còn sẽ phát huy tốt hơn nữa những giá trị của nó, để trở thành địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách, nhiều đơn vị tổ chức đến tham quan, về nguồn, sẽ trở thành điểm nhấn về du lịch văn hoá truyền thống, du lịch sinh thái trong tỉnh nói riêng và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung./.

* Tài liệu tham khảo:

- Lý lịch di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước của Bảo Tàng tỉnh Sóc Trăng.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng, tập II (1954-1975), Ban Tuyên giáo tỉnh Sóc Trăng, 1999.

- Khảo sát thực tế tại Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước.

Bá Trung            

                         Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Điểm đến

Giải trí