CHÙA SÊ RÂY TA MƠN
CHÙA SÊ RÂY TA MƠN
CHÙA SÊ RÂY TA MƠN
CHÙA SÊ RÂY TA MƠN

Introdution

Price: Free

Phone:

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: xtdulichsoctrang@gmail.com

Address: ấp Đào Viên, Xã Viên Bình, Huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng

Trên nền xanh của những cánh đồng lúa trong bức tranh vùng quê yên bình, tĩnh lặng là vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ, rực rỡ hai sắc trắng, vàng của ngôi chùa Sê Rây Ta Mơn nằm bên vàm Tà Mơn, rạch Tổng Cáng, ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình trên trục đường chính nối liền Thành phố Sóc Trăng và huyện Trần Đề. Sân lễ rộng lớn và đẹp lung linh sắc vàng truyền thống Trong quan niệm Phật giáo, mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng, màu trắng tượng trưng cho Tín căn, màu của sự tinh khiết, trong sạch, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có nhân duyên với Phật, là nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành. Màu vàng là Niệm căn, màu vàng tượng trưng cho trí tuệ, tình thương và thể hiện cho sự thanh thoát, trong sáng. Cổng chính của ngôi Chùa Chùa được khởi công xây dựng năm 1615, do gia đình thí chủ ông Kong Mơn và bà Thị Tây cúng dường thửa đất để xây dựng. Để tri ơn đến gia đình thí chủ ông Kong Mơn, Ban quản trị chùa đã nhất trí đặt tên chùa là ... View more

Map

Introdution

×

Trên nền xanh của những cánh đồng lúa trong bức tranh vùng quê yên bình, tĩnh lặng là vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ, rực rỡ hai sắc trắng, vàng của ngôi chùa Sê Rây Ta Mơn nằm bên vàm Tà Mơn, rạch Tổng Cáng, ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình trên trục đường chính nối liền Thành phố Sóc Trăng và huyện Trần Đề.

Sân lễ rộng lớn và đẹp lung linh sắc vàng truyền thống

Trong quan niệm Phật giáo, mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng, màu trắng tượng trưng cho Tín căn, màu của sự tinh khiết, trong sạch, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có nhân duyên với Phật, là nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành. Màu vàng là Niệm căn, màu vàng tượng trưng cho trí tuệ, tình thương và thể hiện cho sự thanh thoát, trong sáng.

Cổng chính của ngôi Chùa

Chùa được khởi công xây dựng năm 1615, do gia đình thí chủ ông Kong Mơn và bà Thị Tây cúng dường thửa đất để xây dựng. Để tri ơn đến gia đình thí chủ ông Kong Mơn, Ban quản trị chùa đã nhất trí đặt tên chùa là Chùa Ta Mơn (Chùa Ông Mơn) cho đến đời trụ trì cố hòa thượng Indatthera Lâm Un, Trưởng Ban Giám luật tỉnh hội bổ sung thêm từ Sê Rây do đó Chùa có tên là Chùa Sê Rây Ta Mơn cho đến nay. Đến nay, chùa đã trải qua 27 đời trụ trì, trong đó cố Hòa thượng thiền sư Kong Kod là vị trụ trì đầu tiên, chùa đã trải qua 5 lần trùng tu xây dựng.

Chánh điện của ngôi chùa, 1 nét đẹp nguy nga lộng lẫy

Nét đẹp lung linh, huyền diệu của chùa mang giá trị nghệ thuật độc đáo trong không gian trang nghiêm và thanh tịnh với khuôn viên rộng khoảng 3ha, gồm các công trình thiết kế theo lối kiến trúc của Phật giáo Nam tông, được các nghệ nhân tài hoa chăm chút khắc họa rất độc đáo, kỳ công và tỉ mĩ trên từng chi tiết chạm trổ trên những pho tượng, bức phù điêu về cuộc đời của đức Phật Thích Ca và nhiều linh vật, Chim thần, Rắn Naga…, cùng các tòa tháp lớn và nhiều hạng mục độc đáo khác.

Chùa Sê Rây Ta Mơn đẹp hiền hòa thanh thoát bên dòng kênh Tổng Cáng

Ngôi chùa có bố cục phân tán nhưng vẫn có nét đặc sắc riêng. Bao quanh khuôn viên chùa là một hàng rào kiên cố được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết và hình tượng đẹp. Các công trình trong khuôn viên chùa (cổng rào, khuôn viên sân lễ, chánh điện, thư viện, sala, nhà ăn, nhà kho…) đều được trang trí tinh xảo đến từng chi tiết.

Cổng chùa là kiến trúc cổng nhất, trụ cột khối uy nghi đồ sộ được bố trí 3 tháp thu nhỏ trên cổng, mang đậm nét kiến trúc Phật giáo Nam tông, hai bên cổng rào là hình tượng rắn Naga sơn son thiếp vàng uốn lượn được trang trí tinh xảo. Đi vào cổng là phần sân lễ, khoảng không gian rộng lớn có đặt thờ tượng Phật Thích ca rải tâm từ cứu độ chúng sinh tạo nên sự ấn tượng riêng với chiều cao bức tượng phật là 26 mét.

Điểm đặc biệt theo quan niệm của Phật giáo Nam tông, chánh điện là công trình thiêng liêng, là ngôi nhà để thờ phụng đức Phật, nằm ở trung tâm chùa. Chánh điện chùa Tà Mơn có diện tích 999m2, được xây dựng trên hai cấp, nền cao hơn các công trình khác rất nguy nga, đồ sộ, điểm tô những gam màu sắc đậm nhạt, tăng thêm sự uy nghi lộng lẫy bằng nền sơn trắng, hoa văn ánh vàng tiêu biểu cho lối kiến trúc Khmer truyền thống nổi bật nhất. Tại 4 lối cầu thang đi lên chánh điện đều được xây dựng một ngôi tháp bên trong đều có một vị Phật ngồi tọa thiền quay về 4 hướng với ý muốn: Phật pháp lan tỏa và thấm nhuần khắp bốn phương. Quanh cấp nền của chánh điện đều có hàng rào bao bọc và có lối cầu thang đi lên nơi thờ Phật ở mỗi cạnh của chánh điện. Trên mỗi thân cột bên ngoài nơi tiếp giáp với mái chánh điện đều gắn tượng Krud (người chim): một nửa thân là chim, nửa là người hoặc là tiên nữ, đứng dang hai tay đỡ mái chánh điện. Đặc biệt, phía sau chánh điện có một lối cầu thang nối với ngôi tháp Rải tâm được sơn son thiếp vàng, tầng trên cao thờ Sá Lợi Phật.

Bên trong chánh điện là một không gian rộng để thờ Phật Thích Ca và nhiều tượng Phật khác nhau, mỗi tượng phản ánh một sự kiện quan trọng nhất định trong cuộc đời của đức Phật. Trong đó, tượng Phật Thích Ca trong tư thế ngồi toạ thiền là pho tượng chính lớn nhất, đặt ở vị trí trung tâm của điện thờ chánh điện, bệ tượng cao vượt hẳn mọi tượng khác, gần trần chính điện. Xung quanh tường bên trong và ngoài chánh điện đều được trang trí hình ảnh về cuộc đời của Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến nhập cõi niết bàn, toát lên sự khang trang, tôn nghiêm và lòng tôn kính của Ban trị sự chùa và phật tử.

Ngoài ngôi chánh điện, trong khuôn viên chùa còn có các công trình kiến trúc khác nằm trong tổng thể kiến trúc của chùa đó là Sala, thư viện,... Sala là nơi để sư sãi và các tín đồ làm lễ, hội họp, dâng cơm cho sư sãi và cầu kinh. Đây là nơi quan trọng, song về sự nguy nga và đồ sộ thì không bằng chánh điện. Trong khuôn viên chùa còn có trường học để dạy chữ viết cho con, em đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương, vì thế các lớp học trong chùa được duy trì và ngày càng có nhiều học sinh tham gia, tại chùa hàng năm còn có mở các lớp đào tạo Pali giáo lý sơ cấp (từ cấp 1 đến cấp 3), lớp văn hóa xóa mù chữ cho các vị tăng tu tại chùa và lớp ánh sáng văn hóa hè cho bà con địa phương theo học.

Trải qua 10 năm xây dựng, tôn tạo và sửa chữa (2013-2023), ngày 03/3/2023, Lễ Kiết giới Sima còn được gọi là Lễ Khánh thành nhà mới cho Phật được tổ chức trang trọng. Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer, là niềm tự hào của các phật tử và nhà chùa sau nhiều năm đóng góp với tổng kinh phí xây dựng là trên 15,4 tỷ đồng, do Phật tử trong và ngoài nước đóng góp công sức, tiền của để hoàn thiện tất cả các công trình.

Trên 400 năm hình thành và phát triển, chùa Sê Rây Ta Mơn luôn là ngôi nhà chung, là 1 điểm đến của đồng bào Phật tử gần xa. Thượng tọa, Thạc sĩ Trần Văn Tha – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó chủ tịch kiêm Chánh thư ký Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì ngôi chùa đã bày tỏ niềm hân hoan, vui mừng cho biết: “Lễ khánh thành chánh điện chùa Sê Rây Ta Mơn vừa qua thật sự là niềm vui, niềm hạnh phúc. Không chỉ Phật tử người Khmer mà ngay cả người Kinh, Hoa cũng đến chia sẻ điều thiêng liêng này, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc anh em”.

Chùa Sê Rây Ta Mơn có lối kiến trúc đặc sắc là một điểm đến hấp dẫn cho các du khách tới chiêm ngưỡng khi đến thăm Sóc Trăng. Ngoài việc tham quan, cầu nguyện và học tập về phật đạo, du khách cũng có thể tìm hiểu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng, hoạt động tâm linh và phong tục tập quán của người dân Sóc Trăng tại chùa Sê Rây Ta Mơn.

Tác giả: Diệu Thúy

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Entertainment