Price: Free
Phone: 0
Time to visit a place: 120 phút
Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Address: Ấp Phước Quới, xã Phú Tân Phường 2, Huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
Huyện Châu Thành là một trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh, có vị trí quan trọng nhiều mặt, có quốc lộ 1A đi qua và nhiều lộ giao thông liên tỉnh, liên huyện rất thuận tiện đi lại. Huyện còn là cửa ngỏ để vào trung tâm thành phố Sóc Trăng. Huyện có 8 đơn vị hành chính với khoảng 110.000 dân, gồm cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cư ngụ từ lâu đời, nên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh tín ngưỡng, văn hóa lễ hội và làng nghề, du lịch cộng đồng, buôn bán các đặc sản cho du khách v.v…Nhiều lễ hội của 3 dân tộc diễn ra trong năm trên địa bàn như Lễ hội Thăk Côn, lễ Đôn ta, Chôl Chnăm Thmây, Oóc Om Bóc, v.v… Huyện có 3 điểm dừng chân đạt chuẩn đón khách du lịch và 1 điểm du lịch cấp tỉnh là Tân Huê Viên.
Nghệ nhân Triệu Thị Vui - biểu diễn vẽ tranh trên kiếng
Một số xã trong huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển các mô hình du lịch nêu trên như Phú Tân, Phú Tâm, Thuận Hòa, An Hiệp, An Ninh,v.v... Tiêu biểu và nổi bật là các xã An Hiệp, Phú Tân có nhiều ngôi chùa cổ Khmer gắn với những truyền thuyết, những tượng Phật, di vật cổ, như chùa Peng Som Râth, miếu Thăk Kôn, chùa Bốn Mặt, chùa Chăm Pa. Độc đáo nhất là tượng Tháp Bốn Mặt, truyền thuyết Giếng Tiên. Hai xã này còn có những làng nghề nổi tiếng như bánh pía, cốm dẹp, đan đát, vẽ tranh trên kiếng, khô cá lóc, bún khô. Trên địa bàn 2 xã có nhiều lò bánh pía nổi tiếng như Công Lập Thành, Tân Huê Viên, Tân Hưng, Quảng Trân… thuận lợi cho khách tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi.
Nghệ nhân biểu diễn đan đát
Phú Tân là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, giáp ranh với huyện Long Phú, thành phố Sóc Trăng, có tuyến Quốc lộ 60 và tỉnh lộ 932 đi qua. Toàn xã có 6 ấp, 3.461 hộ với 14.649 khẩu, gồm 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống đan xen với nhau. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm số lượng gần 80% dân số. Người dân Phú Tân chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề truyền thống địa phương như: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, làm bánh, v.v... Những ngành nghề trên đã hình thành nên một nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương, đặc biệt là làng nghề đan đát, đâm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế cho người lao động, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Làng nghề đâm cốm dẹp Phú Tân - Châu Thành
1/ Làng nghề đan đát
Làng nghề đan đát tập trung chủ yếu tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân. Đến đây, khách tham quan có thể tham quan trực tiếp tại nhà các hộ dân để tìm hiểu thêm về nghệ thuật đan đát của bà con Khmer.
Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại như: rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé nhỏ,… và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu, rổ nhỏ… bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc.
Từ năm 2006, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng mở rộng cơ sở, có phòng thực hành, nhà kho, nhà trưng bày, cổng rào, đồng thời thành lập hợp tác xã (HTX) làng nghề với 126 hộ thành viên đều là người Khmer, vốn gắn bó lâu đời với nghề đan đát. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, làng nghề đan đát ngày nay đang dần bị mai một. Theo thống kê, hiện trên địa bàn xã Phú Tân còn khoảng 80 hộ gia đình vẫn còn làm nghề đan đát.
Hiện nay, làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành, đang được quy hoạch xây dựng với tổng diện tích 5ha, để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre trúc để phục vụ du khách về tham quan, mua hàng lưu niệm. Từ đó, góp phần tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
2/ Nghề làm cốm dẹp
Cốm dẹp là đặc sản độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung, Sóc Trăng nói riêng, một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Oóc Om Bóc (lễ cúng Trăng). Theo các nghệ nhân, nghề làm cốm dẹp là một trong những nghề đã xuất hiện từ rất sớm của đồng bào Khmer. Tuy đã tồn tại và phát triển từ lâu và được duy trì cho đến nay, nhưng hiện không có tài liệu nào ghi chép cụ thể về nghề truyền thống làm cốm dẹp. Do đó, việc truyền nghề của bà con từ đời này sang đời khác chủ yếu là hướng dẫn làm trực tiếp theo dạng "cha truyền con nối". Từ xưa, nghề đâm, giã cốm dẹp ở Sóc Trăng đã là một nghề truyền thống của nhiều làng có người Khmer, nhất là làng nghề Cốm dẹp xã Phú Tân, huyện Châu Thành, gần như cung cấp quanh năm cho khách hàng. Theo thời gian, vị ngon ngọt và thơm mùi nếp mới của cốm dẹp đã bước ra khỏi lũy tre của phum, sóc, trở thành món ăn lạ miệng được bán quanh năm trên thị trường. Nhiều bà con Khmer cũng gắn bó với nghề đâm cốm dẹp và có cuộc sống khấm khá, dù nghề này phải thức khuya, dậy sớm và tốn nhiều công sức.
Cốm dẹp được giã từ loại lúa nếp vừa đỏ đuôi. Cốm mới giã khá giòn, ăn rất thơm mùi nếp mới. Nhưng muốn ăn ngon hơn người ta phải trộn cốm dẹp với dừa rám, ít nước dừa và đường cát trắng. Trung bình khoảng 1kg cốm dẹp thì dùng một trái dừa rám đã nạo, nước dừa và 0.5kg đường. Cho cốm dẹp vào một cái thau, sau đó rưới nước dừa vào để khoảng 30 phút cho nước dừa thấm đều vào cốm. Tiếp tục cho đường vào trộn đều, để khoảng 30 phút là có thể dùng được. Khi ăn, cho thêm một ít dừa nạo, đậu phộng rang giã nhuyễn, đậu xanh hấp hoặc mè sẽ tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món ăn.
Ngày nay, do nhiều biến động và đổi thay kinh tế, nên nghề làm cốm dẹp chỉ còn khoảng 20 hộ hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Làng cốm dẹp Phước Quới là nghề truyền thống. Nghề này rất vất vả, đòi hỏi nhiều công sức và cũng lắm công phu. Là một trong những gia đình gắn bó với nghề làm cốm dẹp truyền thống tại ấp Phước Quới từ lâu đời, chị Lâm Thị Phuôl, hiện là chủ cơ sở sản xuất cốm dẹp với 4 lò rang lúa nếp, 2 cối quết có từ 4 - 6 lao động. Chị Phuôl chia sẻ, để có được những mẻ cốm dẹp thơm ngon cần có cách làm và bí quyết riêng.
Muốn cho cốm dẹp ngon thì lúa nếp khi mua về phải đem ngâm, rửa cho sạch để nếp nở và lấy hạt lép ra. Sau đó để ráo nước, đem rang. Đặc biệt, khi rang lửa nhỏ vừa, đến khi có hạt nếp nổ là nếp vừa chín tới, phải đem đi giã ngay. Làm như vậy, mới đảm bảo cốm sẽ đạt được độ dẻo, vị thơm, ngon. Bình quân mỗi tháng, cơ sở sản xuất cốm dẹp của gia đình chị Phuôl sản xuất gần 20 tấn cốm dẹp, còn vào ngày lễ, tết của đồng bào dân tộc nhu cầu tăng lên nên phải hợp đồng mua lúa nếp tại tỉnh Trà Vinh, Long An, v.v...
Hàng ngày, bắt đầu từ 2 giờ khuya đến 8 giờ sáng, chiều từ 13 giờ đến 18 giờ, các hộ dân tại làng nghề bắt đầu cùng nhau làm cốm dẹp tại nhà, hoặc đi làm công cho cơ sở khác. Bình quân, mỗi ngày làm hơn 100kg nếp, thu được 60kg cốm nên thu nhập cũng được trên 100.000 đồng/lao động/ngày. Thường thì phụ nữ rang nếp, sàng cốm, còn đàn ông thì giã cốm dẹp. Đầu tiên, thì giã nhẹ tay, sau đó thì mạnh dần. Khi thấy cốm gần trắng thì giã mạnh tay khoảng chừng 10 chày nữa là cốm sẽ trắng đều. Nhờ làm cốm dẹp mà có nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập.
Nhiều năm nay, cốm dẹp của làng nghề được thương lái khắp tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long tìm đến tận nơi để mua. Từ một địa phương sản xuất cốm dẹp theo hộ gia đình nhỏ lẻ, đến nay, làng cốm dẹp Phước Quới đã tổ chức sản xuất theo cơ sở. Dù các cơ sở chưa có tên và thương hiệu cụ thể nhưng đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và góp phần giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc.
Trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay, làng nghề truyền thống đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm. Bên cạnh một số cơ sở vẫn làm theo kiểu truyền thống thủ công, hiện nay có một vài cơ sở, hộ gia đình đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất, nhằm tăng sản lượng, giảm lao động và chi phí, do đó lợi nhuận được tăng lên đáng kể.
Trong tương lai gần, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành tỉnh, huyện tranh thủ quảng bá, xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc Dự án “Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên”, Dự án du lịch “Văn hóa làng nghề dân tộc xã Phú Tân” để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Đây là điều kiện để thúc đẩy hợp tác xã làng nghề Phú Tân nói chung, nghề làm cốm dẹp ấp Phước Quới nói riêng sẽ có bước phát triển trong tương lai, nhằm và bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, phát triển du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
3/ Nghề vẽ tranh trên kiếng
Vẽ tranh trên kiếng là nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer. Khoảng hơn 05 năm trước, đến Phú Tân có thể chứng kiến hình ảnh những bức tranh vẽ trên kiếng được bà con phơi đầy trước cửa nhà. Thế nhưng, giờ đây hình ảnh ấy đã không còn, thay vào đó là chỉ vài bức thưa thớt tại vài hộ gia đình còn vẽ.
Theo nhiều nghệ nhân, để hoàn thành một bức tranh trên kiếng phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người vẽ cần có sự khéo léo và tay nghề cao, có cặp mắt thẩm mỹ trong phối màu, nét bút thật sắc sảo và tranh có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, nhưng chủ đề được các nghệ nhân vẽ nhiều nhất là câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng, v.v... Mỗi bức tranh bán với giá từ 50.000 đến 200.000 đồng nên nhiều gia đình đã có cuộc sống ổn định từ vẽ tranh trên kiếng.
Trước đây, hơn trăm hộ trên địa bàn xã ai cũng biết vẽ tranh trên kiếng để tiếp nối nghề truyền thống. Mỗi tháng, một nghệ nhân có thể bán được hơn 100 bức tranh, nhưng ngày nay, một tháng người vẽ cũng chỉ bán khoảng chục bức. Do nhu cầu của xã hội ngày càng giảm nên số lượng người vẽ tranh đã bỏ nghề ngày càng nhiều, để chuyển sang làm những công việc khác có lợi nhuận hơn, nên trong tương lai nghề này sẽ có nguy cơ mất người kế thừa.
Hiện nay, trên thị trường tranh kiếng hầu như đã vắng bóng và nhiều người dân cũng giảm sự ưa chuộng, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời các loại tranh giấy, tranh in màu. Vì vậy, trong làng nghề vẽ tranh trên kiếng chỉ còn những người lớn tuổi vẫn bám lấy nghề, không phải vì tiền mà để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại. Còn các lớp trẻ thì ít ai chịu học nghề, đây chính là lý do khiến nghề vẽ tranh trên kiếng dần dần bị mai một theo thời gian.
Trong tương lai gần, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành tỉnh, huyện tranh thủ quảng bá, xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc Dự án “Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên”, Dự án du lịch “Văn hóa làng nghề dân tộc xã Phú Tân” để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Đây là điều kiện để thúc đẩy hợp tác xã làng nghề Phú Tân có bước phát triển trong tương lai, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, phát triển du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm của các làng nghề truyền thống./.
Quốc Cường
Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Châu Thành
Distance: 3.89 km
Distance: 4.57 km
Distance: 5.40 km
Distance: 5.49 km
Distance: 5.88 km
Distance: 6.08 km
Distance: 6.17 km
Distance: 6.22 km
Distance: 6.60 km
Distance: 6.78 km
Distance: 6.78 km
Distance: 7.46 km
Distance: 7.63 km
Distance: 7.70 km
Distance: 2.72 km
Distance: 2.91 km
Distance: 6.09 km
Distance: 7.42 km
Distance: 7.64 km
Distance: 7.81 km
Distance: 7.85 km
Distance: 7.89 km
Distance: 7.94 km
Distance: 7.95 km
Distance: 8.06 km
Distance: 0 m
Distance: 790 m
Distance: 1.38 km
Distance: 2.20 km
Distance: 3.13 km
Distance: 6.25 km
Distance: 6.77 km
Distance: 6.81 km
Distance: 6.99 km
Distance: 7.13 km
Distance: 7.14 km
Distance: 7.49 km
Distance: 7.56 km
Distance: 7.72 km
Distance: 8.14 km
Distance: 8.23 km
Distance: 8.53 km