Hội thảo khoa học “Cù Lao Dung- Lịch sử hình thành và phát triển”

16/11/2023 422 0

Chiều ngày 13/11/2023, Huyện ủy, UBND huyện Cù Lao Dung kết hợp cùng Hội Khoa học Lch sử tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo khoa học “Cù Lao Dung - Lịch sử hình thành và phát triển”. Tham dự có đại biểu lãnh đạo ban ngành tỉnh, huyện; nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và huyện Cù Lao Dung. Hội thảo tiếp đón gần 200 đại biểu, trong đó có trên 70 đại biểu là nhà khoa học, các chuyên gia là Phó GS, TS chuyên ngành Lịch sử, các vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân khoa học đến từ 10 tỉnh, thành, 15 đơn vị là Học viện Chính trị khu vực 2 TP. HCM, Học viện Chính trị khu vực 4 TP. Cần Thơ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, Phòng Khoa học Quân sự thuộc Quân khu 9, các trường Đại học, Cao đẳng tại TP. HCM, các tnh phía Nam và của tỉnh Sóc Trăng cùng đại biểu ban ngành huyện, thị trấn và các xã của huyện Cù Lao Dung.

Được biết, từ  khi phát động vào giữa năm 2022, Ban Tổ chức Hội thảo nhận được tất cả 67 bài tham luận, 01 bản tân cổ, 01 bài thơ thất ngôn bát cú07 bài thơ họa.

Quang cảnh Hội thảo (ảnh Nguyễn Thanh Dũng)

Sau phần phát biểu chào mừng của Bí thư Huyện ủy Cù Lao Dung, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo, TS. Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội Khoa học Lch sử tỉnh, Phó Ban Tổ chức đã trình bày Đề dẫn, giới thiệu tổng hợp chung 51 bài tham luận được đưa vào tài liệu sử dụng tại Hội thảo. Trong đó, phần 1 có 14 bài nói về Lịch sử hình thành vùng đất cù lao Dung nay là huyện Cù Lao Dung; phần 2 có 05 bài về Nhân vật và sự kiện lịch sử; phần 3 Hướng đến tương lai có 32 bài. Nhìn chung, nội dung các tham luận có những đóng góp mới về lịch sử hình thành vùng đất, về các cửa sông, tên gọi các địa danh, về sự kiện lịch sử và nhân vật. Đề dẫn chỉ rõ một số vấn đề cần đi sâu tìm hiểu thêm. Đó là ngoài những bản đồ, các sự kiện được ghi lại đang thiếu những sự kiện cần được làm rõ như ai là những cư dân đầu tiên ở vùng cù lao Dung, vấn đề khẳng định những loài thú hoang dã trên cù lao Dung, chủ quyền đầu tiên trên vùng đất này thuộc thế lực nào hoặc có sắc phong của Vua nhà Nguyễn cho ngôi Đình Thần xã An Thạnh Nhất hay không v.v...  Phần 2 của hội thảo chưa đề cập nhiều đến một số sự kiện nổi bật của vùng đất cù lao Dung trong 2 cuộc kháng chiến, như sự kiện trong chống Pháp của đội du kích phục kích bắn tàu chiến của địch, bố trí lực lượng chống trả bọn dịch hành quân vào vùng cù lao. Ngoài ra, cn làm rõ thêm quá trình hình thành chợ Bến Bạ, các ngôi Đình, Chùa và những trận đánh trong 2 cuộc kháng chiến mang tính chất bước ngoặt cho vùng cù lao Dung hay cả huyện Long Phú lúc bấy giờ. Phần 3 Hướng đến tương lai, có đến 15/32 bài nghiên cứu sâu về lĩnh vực du lịch. Các bài viết đều khẳng định tim năng, thế mạnh du lich sinh thái, du lịch cộng đồng của  huyện Cù Lao Dung gắn với du lịch biển, phát huy thế mạnh vườn cây ăn trái, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, ẩm thực phong phú. Các tác giả đều có những đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh, du lịch biển,ven biển, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Các tham luận còn lại đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau cho huyện như nội dung bảo vệ an ninh quốc phòng, quốc phòng gắn với kinh tế, vấn đề bảo vệ nguồn nước và môi trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công tác Đảng và vận động quần chúng, công tác giáo dục, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và điều hành bộ máy hoạt động . . .

Các tham luận được trình bày và một số ý kiến của đại biu làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung của 3 phần hội thảo, như tham luận của TS Lê Hữu Phước, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM, tham luận của Đại tá Nguyễn Văn Lợi, Trưởng phòng Khoa học Quân sự thuộc Quân khu 9, ý kiến của Phó GS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, ý kiến của Thạc sĩ Phan Đình Huê, Giám đốc công ty Du lịch Vòng Tròn Việt, chuyên gia về du lịch vùng ĐBSCL; ý kiến của Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Dung, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử hình thành vùng đất và bản đồ liên quan đến cù lao Dung xưa và nay  . .  .

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Kết luận Hội tho, Phó Bí thư Huyện ủy Trần Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, phó Ban Tổ chức hội thảo, đánh giá cao hiệu quả của Hội thảo, một số vấn đề đặt ra đã được làm sáng tỏ, nhưng vẫn còn khá nhiu nội dung cần các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, nhất là định hướng các giải pháp hướng đi đến tương lai thật sự khoa hoc, đảm bảo sự phát triển bền vững, để Cù Lao Dung sẽ trở thành huyện trọng điểm về du lịch, theo nội dung quyết định 995/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25/8/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, huyện Cù Lao Dung là 1 trong 4 vùng quy hoạch kinh tế - xã hi vi trọng tâm là định hướng phát triển du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. /.

                                                                             Lý Thị Phương

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu