LỄ CÔNG BỐ TƯỢNG PHẬT DI LẶC TRÊN NÚI CẤM ĐẠT KỶ LỤC CHÂU Á

06/03/2023 621 0

 Sáng ngày 29/5/2013, trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ công bố Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, do tổ chức Sách kỷ lục châu Á công nhận.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm

      Tham dự buổi lễ có ông Biswaroop-Tổng Giám đốc Sách kỷ lục châu Á cùng đoàn tùy tùng, ông Lê Trần Trường An-Giám đốc Sách kỷ lục Guiness Việt Nam, ông Phạm Anh Kiệt-Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đại diện lãnh đạo Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM, các đoàn đại biểu các tỉnh, thành phố, các công ty du lịch, phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương, cùng hàng ngàn đại biểu, Phật tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh.

      Sau bài phát biểu chào mừng của lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, ông Biswaroop-Tổng giám đốc Sách kỷ lục châu Á đã trao giấy chứng nhận Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm đạt kỷ lục châu Á cho ông Phạm Anh Kiệt-Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Biswaroop -Tổng Giám đốc Sách kỷ lục châu Á trao Giấy chứng nhận

Tượng Phật Di Lặc đạt kỷ lục châu Á cho lãnh đạo UBND tỉnh An Giang

 

      Tượng Phật Di Lặc do nhà điêu khắc Thụy Lam (tên thật là Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, ngụ thị xã Tân Châu) phác thảo bản vẽ, giám sát xây dựng, Công ty TNHH Nam Long là đơn vị thực hiện, tiến hành xây dựng từ ngày 04/3/2004, thi công qua 5 giai đoạn, được hoàn thành sau gần 2 năm, với tổng kinh phí khoảng 33 tỷ đồng. Kết cấu tượng gồm: chân đế bệ tượng làm bằng kính phản xạ cao cấp màu xanh; móng, khung, vỏ tượng bằng bê tông cốt thép, tổng trọng lượng 1.700 tấn. Riêng phần tượng Phật nặng khoảng 600 tấn, với chiều cao 33,6 mét, mặt tượng hướng về phía Nam, diện tích bệ tượng 729 mét vuông và diện tích khuôn viên tượng Phật là 2,2 héc-ta.

Quốc Quân

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu