Đoàn Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Hậu Giang khảo sát, tìm hiểu các mô hình du lịch tiêu biểu của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

26/11/2024 144 0
Với mục đích tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình du lịch hay, thành công của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ngày 21/11/2024 đoàn Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Hậu Giang tổ chức khảo sát, tìm hiểu các mô hình du lịch tiêu biểu của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, tham gia chuyến khảo sát là 40 công chức, viên chức, hộ dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Hậu Giang.

Đến tỉnh Sóc Trăng buổi sáng đoàn đến tham quan tại Phòng trưng bày văn hóa Khmer nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

Đoàn tham quan nghe thuyết minh viên tại điểm thuyết minh về những hiện vật trưng bày

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rông là địa điểm tiếp theo trong chuyến khảo sát của đoàn, với điểm nhấn của chùa là tượng Phật Thích Ca uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam nằm ngay tại khuôn viên và những kiến trúc nghệ thuật, trang trí độc đáo. Tại đây đoàn đến học tập dịch vụ kinh doanh cho thuê trang phục truyền thống Khmer tại cơ sở Hoàng Kim.

Đoàn tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại chùa Bôtum Vong Sa Som Rông

Buổi chiều lịch trình khảo sát của đoàn tham quan điểm du lịch Tân Huê Viên, di chuyển trên phương tiện xe điện tham quan khu vực “Liên Hoa Bảo Tháp” mua sắm các loại bánh đặc sản Sóc Trăng làm quà cho gia đình, người thân. Tiếp theo đoàn di chuyến huyện Châu Thành tham quan Chùa Bốn Mặt, Chùa Chăm Pa.

Đoàn tham quan xem các bước làm món Cốm Dẹp

Đại diện Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch của điểm

Điểm cuối của chuyến khảo sát Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, địa chỉ ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tại đây đoàn trải nghiệm các dịch vụ như: trình diễn Đâm Cốm Dẹp là một nghề truyền thống, đặc sản độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer, một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Cúng trăng Oóc Om Bóc. Đoàn được xem các nghệ nhân trình diễn đan lát bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc, tạo nên những sản phẩm ngộ nghĩnh vừa sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đến các vật trang trí làm quà cho du khách.Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại như: rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé… Cuối chương trình, đoàn tham gia giao lưu văn nghệ qua điệu múa Rom Vong, thân thiết hòa quyện, đoàn kết, ấm áp nghĩa tình người dân tỉnh Sóc Trăng./.

                                                                                 Kiều Oanh

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu