Tối ngày 25/11, đường Điện Biên Phủ, phường 6, thành phố Sóc Trăng, trên sông Maspero – đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chứckhai mạc trình diễn Lôi Protip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu,thu hút khá đông người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Đến dự có ông Sơn Thanh Liêm, ông Lâm Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Dương Thị Ngọc Diễm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sóc Trăng;đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh 11 huyện, thị xã và thành phố và đại diện Ban quản trị, các vị sư trụ trì các chùa có đen nước và ghe Cà Hâu tham gia trình diễn.
Ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia trình diễn Lôi Protip
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip trong Lễ hội Óoc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo, nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh; đồng thời, nghi lễ Lôi Protip còn là hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn, mang ý nghĩa tạ ơn thần đất (Preah Thorani), thần nước (Preah Kungkea) tưởng nhớ đến công ơn của đấng thiên nhiên đã phù hộ con người làm ăn sinh sống bình yên và mong được nhiều điều tốt lành hơn cho năm sau; thông qua trình diễn Lôi Protip nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
Quang cảnh trình diễn Lôi Protip trên sông Maspero
Ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trình diễn Lôi Protip năm naycó 20 đèn nước và 03 ghe Càu Hâu, đại diện cho một số chùa Khmer tiêu biểu trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố.Đây là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa – du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Chiếc ghe Cà Hâu của chùa Prếk Ta Cuôl, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên
Đồng thời, sự kiện thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc cùng cả nước thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau lễ khai mạc Chương trình trình diễn Lôi Protip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu sẽ phục vụ bà con và du khách tham quan, trải nghiệm đến hết ngày 26/11/2023/.
Nguyễn Văn Dũng.