Lễ hội Phước Biển tỉnh Sóc Trăng năm 2024

25/03/2024 997 0

Trong 2 ngày 23/4 và 24/4/2024 (nhằm ngày 14-15/2 âm lịch) tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Lễ hội Phước Biển, thu hút hàng trăm ngàn người dân và du khách trong và ngoài tỉnh đếm tham quan, trải nghiệm.

Khu vực Trung tâm Lễ hội

Lễ hội Cúng Phước Biển là lễ hội chủ yếu của người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Người Khmer gọi là Chrôirum check, dân gian quen gọi là Lễ Cúng Phước Biển, được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội đã tồn tại hàng trăm năm nay, với ý nghĩa thể hiện sự biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạ ơn biển cho nhiều tôm, cá, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Theo Ban Quản trị chùa Serey Cro Săng (thị xã Vĩnh Châu), ban đầu lễ này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ, hình thành từ ý tưởng của một nhà sư người Khmer tên là Tà Hu. Lúc đầu, ông dựng một ngôi tháp trên giồng cát, gần chùa Cà Săng (Srei Krosang) để lập đàn làm phước, vì đây là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp tôm cá. Sau đó dần dần buổi làm phước này được nhiều người dân quan tâm, nhiệt tình hưởng hứng vì nó đáp ứng được tâm nguyện của họ. Từ đó, Lễ Cúng Phước Biển hình thành và trở thành một lễ hội truyền thống không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Kinh và người Hoa sống quanh vùng này.

Khách tham quan Lễ hội

Tiết mục múa tại hội thi Giọng hát hay, đôi múa đẹp 
và trình diễn trang phục Khmer lần thứ I năm 2024

 

Năm nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, có nhiều hoạt động như hư cầu siêu, cầu an, rước Phật, tam bảo... và có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như cuộc thi giọng hát hay, đôi múa đẹp, trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, triển lãm ảnh thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương….
Lễ hội Phước Biển đã thật sự trở thành một trong những lễ hội tiêu được tổ chức hàng năm tại tỉnh Sóc Trăng, thông qua hoạt động lễ hội đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, ngày càng thắt chặt tình đoàn kết ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer anh em, cũng như góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với người dân và du khách cả nước.
Trong dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cũng đã phối hợp cùng với Trường Đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức đoàn khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tư liệu có liên quan đến Lễ hội để triển khai lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Phước Biển, thị xã Vĩnh Châu đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024.


Nguyễn Dũng
 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu