Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Địa chỉ: Số 09A, Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, Phường 1, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.
Chùa Ông Bổn có mặt tiền quay về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp chữ nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 métlà 2 đại tự: “Tăng”, “Phước” – có ngụ ý là chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc. Ngoài ra, ở bên phảikhuôn viên chùa có ngôi miếu thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, tượng trưng cho thần Thổ Địa của địa phương.
Bên trong ngôi chùa, toàn bộ phần chân cột, từ nền “Tam cấp” trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được tạc bằng đá tảng từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa được thợ xây dựng “Vân kim tam cấp” qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ “phú” - tượng trưng cho sự sung túc, phú quý theo quan niệm của người Hoa.Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly)vàgốm tráng men màu, được dùng tạctượng: “Bát tiên thí võ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Mẫu đơn phụng”và hoa văn “Chỉ hoa cúc”được dùng trang trí ở tả hữu mái ngói trước,tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.
Chùa Ông Bổn
Trên bộ khung cửa chính tạc bằng đá tảng chính, ngoài bức biển đại tự cổ bằng đá còn khắc chữ “Hòa An Hội Quán” hoàn thành vào năm Tân Hợi 1911 (Triều nhà Thanh vua Tuyên Thống - Phổ Nghi năm thứ 3) là tên chữ của di tích được sơn son thếp vàng rực rỡ - Bên dưới bức đại tự còn có đôi lân bằng đá, người Hoa tín ngưỡng gọi là “Nhị lân quản ngỏ”, được các nghệ nhân tạo tác rất công phu sắc sảo dùng để đỡ bức đại tự. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ bằng danh mộc họa hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo (danh tướng đời Đường) làm hai vị thần hộ môn trông rất uy nghi, lẫm liệt.
Nội thất chùa Ông Bổn được xây dựng theo chữ “Phước” là kiểu kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa, tạo thành hình chữ nhật (chiều rộng 9,25 m x chiều dài 14,70 m). Đồng thời nhìn theo đường đá tảng viền nền rộng khoảng 2 tấc được lớp thợ xưa “phân kim tam cấp” tạo thanh tiền điện, trung điện và chính điện trong nội thất chùa. Ở khoảng trống hai bên trung điện được xây bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi măng “Tả Thanh Long”, “Hữu Bạch Hổ” đúng theo thế phong thủy nên tại đây còn có hai khoảng trống thông thoáng gọi là “thiên tỉnh” (giếng trời). Nhờ có “thiên tỉnh” đã tạo cho không gian chùa khoáng đạt, tạo ánh sáng cho hậu cung của chánh điện và có chỗ thoát khói của trầm, hương được đốt khi cóđông ngườiđến cúng.
Ngay từ tiền điện, sau cửa ra vào, đến trước chánh điện thờ Ông Bổn có 5 đôi cột gỗ vuông, một đôi cột tròn (long trụ) vẽ hình rồng, 1 đôi cột tròn đỡ bức hoành phi chính, và 1 đôi cột vuông bên bệ thờ đều gắn những câu đố bằng gỗ quý có niên đại từ năm 1875 - 1912. Dưới mái ngói hướng vào chánh điện là khu vực quan trọng nhất của ngôi chùa nên tại đây tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo như bao lam, hoành phi, câu đối chạm trổ tinh vi, vàng son rực rỡ… Đặc biệt, hiện nay chùa Ông Bổn còn lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn 10 biển câu đối bằng gỗ quý và 10 bức hoành phi nằm ở tả hữu bàn thờ ông Phước Đức và bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Các câu đối và các bức hoàng phi đều khắc Đại tự bằng tiếng Hán cổ được sơn son thếp vàng, chạm trổ khuôn viền tinh xảo với các đề tài trang trí như tứ linh, cá hóa long, rồng hóa long dây lá, mây hạc, tam giới cộng đồng, phước lộc thọ… có niên đại từ năm (1875 - 1912). Cụ thể như các bức hoành phi bằng chữ Hán cổ hoàn thành năm dân quốc thứ nhất vào tháng 3 năm Nhâm Tý 1912. Bức hoành phi “Hộ ngã đồng nhơn” (bảo hộ đồng bào) hoàn thành tháng 11 năm Nhâm Ngọ 1882. Đặc biệt là các bức hoành phi “Minh đức di hân” (chỉ có tiếng thơm của “Minh Đức” là trên hết) hoàn thành vào năm Quang Tự thứ nhất tháng 2 năm 1875 và bức hoành phi “Quản kết thiện duyên” (đoàn kết rộng rãi mọi người để làm việc thiện) hoàn thành vào tháng 9 năm 1875… là những bức hoành phi có niên đại cổ nhất cách nay trên130 năm.
Có thể nóinhững tác phẩm độc đáo này được lớp nghệ nhân đời trước tạo tác rất công phu, dáng vẻ sinh động, thoát tục, hướng vào tín ngưỡng tâm linh trong cuộc sống nhân gian.Ngoài ra,Chùa Ông Bổn còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là các tượng gỗ thờ Ông Bổn, ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu sơn son, thếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình Thái Tuế, 3 bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu… các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc 3 lớp và dát vàng rất tinh xảo. Đặc biệt hơn nữa là nhờ ngôi chùa kiến trúc theo hình chữ “phú” với nghệ thuật chạm trổ tinh xảo, độc đáo trang trí từ bên ngoài đến nội thất bên trong.
Hình tượng rồng trên nóc chùa Ông Bổn
Ngoài chánh điện thờ Ông Bổn, hai gian tả hữu thờ vị chính thần Phúc Đức và Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng nhiều phối tự thần linh khác; nên ngôi chùa không chỉ thu hút thiện nam tín nữ người Việt gốc Hoa mà chùa Ông Bổn còn được đông đảo người Kinh, người Khmer địa phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ tết, ngày vía A Côn (ông Bổn) và tạ ơn chư thần phù hộ buôn may bán đắt, gia đình bình an.
Trong những năm gần đây, ngoài những lễ hội truyền thống của người Hoa như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ… và Tết Nguyên Tiêu, chùa Ông Bổn còn tổ chức lễ đấu giá lồng đèn, với ý nghĩa các câu chúc phúc của người Hoa, như: “Hợp gia bình an”, “Sanh ý hưng long”, “Tài nguyên quản tấn”, “Kim ngọc mãn đường”,vừa làm tăng thêm sinh khí đón mừng năm mới, tạo sự vui tươi, tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.
Thông qua lễ đấu giá lồng đèn để tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp gây quỹ làm các công tác từ thiện xã hội… như: vận động các phật tử, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho giáo viện dạy bổ túc Hoa văn; xây dựng phòng học, cấp tập viết cho học sinh nghèo hiếu học; ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt; tổ chức thăm viếng, tặng quà các cụ nhân ngày Quốc tế Hội người cao tuổi; cấp phát hàng chục tấn gạo cho người nghèo vào dịp lễ Vu Lan, cho bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện tuyến huyện,… góp phần cùng chính quyền địa phương phục vụ tốt công tác phúc lợi xã hội cho các gia đình chính sách và hộ nghèo, như: cất nhà tình nghĩa, nhà tình thương,....
Trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng, đồng bào người Hoa đã cộng cư gắn bó lâu đời với đồng bào người Kinh, người Khmer, cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do vậy, đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào người Hoa cũng khá phong phú đã góp phần đáng kể vào kho tàng văn hóa đặc sắc của địa phương.
Với lối kiến trúc cổ xưa và sắc xảo, Hòa An Hội quán là một trong những điểm đến thu hút khách tham quan, nhất là khách du lịch đi theo tour có sở thích khám phá kiến trúc, trạm trổ, khắc họa của chùa. Hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đến nơi này cùng các địa điểm khác mang nét văn hóa đặc trưng của ba dân tộc Kinh – Hoa - Khmer để làm phong phú thêm sự hiểu biết về vùng đất, con người quê hương Sóc Trăng./.
Lý Phương
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu công nhận di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh
- Khảo sát thực tế tại chùa ông Bổn.
Khoảng cách: 60 m
Khoảng cách: 230 m
Khoảng cách: 240 m
Khoảng cách: 510 m
Khoảng cách: 540 m
Khoảng cách: 730 m
Khoảng cách: 960 m
Khoảng cách: 1,14 km
Khoảng cách: 1,28 km
Khoảng cách: 1,40 km
Khoảng cách: 1,43 km
Khoảng cách: 1,56 km
Khoảng cách: 1,73 km
Khoảng cách: 1,73 km
Khoảng cách: 260 m
Khoảng cách: 300 m
Khoảng cách: 360 m
Khoảng cách: 410 m
Khoảng cách: 420 m
Khoảng cách: 550 m
Khoảng cách: 640 m
Khoảng cách: 700 m
Khoảng cách: 750 m
Khoảng cách: 770 m
Khoảng cách: 800 m
Khoảng cách: 960 m
Khoảng cách: 990 m
Khoảng cách: 1.000 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 310 m
Khoảng cách: 660 m
Khoảng cách: 740 m
Khoảng cách: 800 m
Khoảng cách: 1,10 km
Khoảng cách: 1,27 km
Khoảng cách: 1,31 km
Khoảng cách: 1,91 km
Khoảng cách: 2,36 km
Khoảng cách: 3,24 km
Khoảng cách: 4,54 km
Khoảng cách: 5,40 km
Khoảng cách: 6,17 km
Khoảng cách: 850 m
Khoảng cách: 970 m
Khoảng cách: 1,45 km
Khoảng cách: 1,45 km
Khoảng cách: 1,47 km
Khoảng cách: 1,83 km