NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ CỦA ĐỒNG BÀO KHMER SÓC TRĂNG NẰM TRONG 19 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DO BỘ VHTTDL CÔNG NHẬN

15/02/2023 975 0
Ngày 25/8/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL, công bố danh sách 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia mới được công nhận.

Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng, đã tạo dựng được vị thế của mình trong đời sống nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Do những giá trị độc đáo về mặt đề tài, chủ đề, cách diễn xướng, âm nhạc, mỹ thuật,... nên từ khi ra đời đến nay nó luôn được người dân yêu thích, đặc biệt là đồng bào Khmer. Việc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể sẽ tạo tiền đề để Nghệ thuật sân khấu Dù Kê ngày càng được quan tâm và phát triển, góp phần giáo dục người dân về lòng nhân ái vị tha, tình yêu quê hương đất nước đậm đà, sâu lắng; đồng thời hướng con người đến ý thức đấu tranh chống lại những bất công của xã hội, đem lại cuộc sống yên bình.

Mô hình nghệ thuật sân khấu Dù Kê được trưng bày tại Bảo Tàng tỉnh Sóc Trăng

          Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

          Danh sách 19 di sản được công bố theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL, gồm có:

          1. Chữ Nôm của người Tày - tỉnh Bắc Kạn.

          2. Lượn Slương của người Tày - tỉnh Bắc Kạn.

          3. Hát Bội Bình Định - tỉnh Bình Định.

          4. Nghệ thuật Bài Chòi - tỉnh Bình Định; Phú Yên; Quảng Nam.

          5. Nghi lễ Then của người Tày - tỉnh Cao Bằng.

          6. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước- Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

          7. Lễ hội năm mới của người Giáy - tỉnh Hà Giang.

          8. Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang - tỉnh Hà Giang.

          9. Tết Khu Cù Tê của người La Chí - tỉnh Hà Giang.

          10. Kéo co của người Tày, người Giáy - tỉnh Lào Cai

          11. Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được - tỉnh Quảng Nam.

          13. Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu- tỉnh Quảng Nam.

          14. Múa Tân “tung Da” dá của người Cơ Tu - tỉnh Quảng Nam.

          15. Nghi lễ dựng Cây Nêu và bộ Gu của người Co - tỉnh Quảng Nam.

          16. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer - tỉnh Sóc Trăng.

          17. Nghi lễ cấp sắc của người Dao - tỉnh Thái Nguyên.

          18. Múa Tắc Xình của người Sán Chay - tỉnh Thái Nguyên.

          19. Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer – tỉnh Trà Vinh.

                                                                                                              ND

           *Tham khảo nguồn:

                        - www.vietnamtourism.gov.vn

                        - www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

                        - www.bandantoc.soctrang.gov.vn

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu