Vừa qua,tại TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo chuyên đề “Công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực du lịch và tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam” do Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường cùng cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Gần 159 đại biểu đại diện cácnhà quản lý, chuyên gia du lịch từ các Viện, Trường, Sở VHTTDL, các Công ty Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch trong nước đã đến dự.
Ông Lê Văn Hùng, Phó Vụ trưởng, Phó GĐ, đại diện cơ quan Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo, nêu bật tầm quan trọng của hội thảo, nhằm trao đổi đạt đến sự thống nhất cao trong công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực du lịch và tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế về lĩnh vực này, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực du lịch của nước ta.
Nhiều tham luận và ý kiến của đại biểu đã đóng góp thẳng thắn cho các nội dung theo gợi ý của Ban Tổ chức hội thảo.
Ông Phó Phi Sơn- Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam,việc tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)tại các Bộ quản lý chuyên ngành được thực hiện dưới sự hướng dẫn và kiểm soát nghiệp vụ xây dựng TCVN.Đối với lĩnh vực du lịch, là một lĩnh vực mới, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch lại gắn liền với trình độ phát triển văn hóa rất đặc thù củaViệt Nam, nên chưa có quy chuẩn VN để quản lý. Tuy nhiên, có thể căn cứ vàocác TCVN trong lĩnh vực du lịch đã được Bộ VHTTDL xây dựng , là cơ sở kỹ thuật để các cơ quan quản lý, các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch thực hiện Luật Du lịch năm 2005.
Đ/c Lê Văn Hùng - Vụ phó, Phó GĐ cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM phát biểu tại Hội thảo
Tham luận của bà Lê Mai Khanh - Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch - Bộ VHTTDL, cho biết cả nước ta có khoảng 13.500 cơ sở lưu trú du lịch, với 285.000 buồng. Trong đó: hạng 5 sao có 55 cơ sở lưu trú du lịch với 13.767 buồng, hạng 4 sao với 17.550 buồng; 3 sao là 21.888 buồng, còn lại làhạng 2 sao,1 sao và và đạt tiêu chuẩn.Dự báo nhu cầu phát triển đến năm 2015, số cơ sở đạt hạng 5 sao sẽ tăng lên 70 với 22.000 buồng; 4 sao là 180 cơ sở với 40.000 buồng; 3 sao là 500 cơ sở với 40.000 buồng,; 2 sao là 2.500 cơ sở với 92.000 buồng.Điều hạn chế của khách sạn nước ta là đa số chỉ có quy mô từ 10 đến 20 phòng, còn 50 phòng trở lên chiếm tỷ lệ rất ít, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Ngoài ra còn có nhiều bất cập trong công tác thẩm định và xếp hạng các cơ sở lưu trú cần phải được khắc phục sớm.
Từ những con số thực tế và dự báo nêu trên cho thấy công tác triển khai áp dụng tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch trong thời gian tới là rất quan trọng và cần thiết. Việc nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn xếp hạng là yêu cầu khách quan tất yếu, để khắc phục một số tiêu chuẩn đã ban hành không còn phù hợp và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn mới.
TS. Nguyễn Văn Lưu, hàm Vụ trưởng- Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL đã trình bày khá kỹ về thực trạng và cách thức xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia torng lĩnh vực du lịch tại việt Nam.
Ông Đỗ Đình Cương, Giám đốc Công ty Đào tạo, Cung ứng nhân lực và tư vấn du lịch, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho rằngtrong những năm gần đây công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch bộc lộ nhiều bất cập, chất lượng sinh viên, học sinh ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu củacác doanh nghiệp du lịch. Nguyên nhân xuất phát từcác cơ sở đào tạo đã đưa những chương trình tài liệuđào tạo với những nội dung, tiêu chuẩn và kỹ năng nghề khác nhau nênmặt bằng trình độ của sinh viên, học sinh tốt nghiệpkhông đồng đều.
Ths Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã trình bày những nội dung liên quan đến thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong các nước ASEAN gồm 6 bộ tiêu chuẩn nghề chung với 32 chức danh nghề. Các giáo trình giảng dạy nghề du lịch của Việt Nam cần phù hợp với các nội dung đã ký kết thỏa thuận.
Quang cảnh Hội thảo
Các tham luận và phát biểu của TS. Mai Hà Phương, Phó Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Phùng Quang Thắng, Cty Du lịch Hà Nội, Nguyễn Thị Thủy, Điều phối viên, Viện Công nghệ Châu Á ATT.Việt Nam . . . đã trình bày nhiều nội dung liên quan đến tầm quan trọng trong đột phá xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, tiêu chuẩn nghề quốc gia về quản trị dịch vụ giải trí, thể thao; cần xóa dần sự cách biệt trong kỹ năng nghề du lịch VN với các nước trong khu vực.
Lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã cho biết nhìn chunglao động đang phục vụ du lịch tại tỉnh Kiên Giangvà các tỉnhchưa được qua đào tạo, trình độ ngoại ngữ còn rất hạn chế. Tỉnh đã mở nhiều lớp về nghiệp vụ du lịch do các trường tổ chức đào tạo, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chung. Hai đại biểu trênđề nghị Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL nên tổ chức định kỳ, tập huấn cho các bộ làm công tác quản lý du lịch tại các địa phương, nhằm cung cấp kịp thời những quy định, thay đổi, điều chỉnh trong ngành về lĩnh vựcđào tạo nguồn nhân lực. Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch cần phù hợp với thực tế vùng, miền và địa phương v.v. . .
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Lửa Việt đã làm hội trường sôi động hẵn lên với phát biểu về những hạn chế, yếu kém trong hoạt động du lịch và dịch vụ của Việt Nam, cũng như trong một số văn bản được ban hành liên quan đến lĩnh vực du lịch. Ông đề xuất một số giải pháp cần thực hiện nhanh để kịp đưa hoạt động du lịch Việt Nam tiến kịp các nước.
Tổng kết hội thảo, Ông Lê Văn Hùng, Phó Vụ trưởng, phó GĐ, đại diện cơ quan Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh cho biết hội thảo đã tiếp nhận gần 40 báo cáo tham luận đầy tâm huyết của các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp .. . torng cả nước. Ngoài một số tham luận được trình bày, hội thảo còn nghe thêm nhiều ý kiến phát biểu của đại biểu. Những vấn đề chung, những ý kiến đề xuất sẽ được BTC hội thảo tổng hợp trình lãnh đạo Bộ VHTTDL xem xét giải quyết. Trước mắt, sẽ cố gắng tiếp tục triển khai sớm các Bộ quy chuẩn kỷ năng nghề du lịch Việt Nam cho các địa phương, đề xuất việc hướng dẫn cho các trường thống nhất chương trình giảng dạy nghể theo quy chuẩn chung của AESAN, cung cấp nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng các dịch vụ, tay nghề của người lao động trong ngành du lịch, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của cả nước.
TCL.