KẾT HỢP HÀI HÒA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ

23/09/2019 1153 0
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, ngành du lịch có mối quan hệ tương hỗ, tác dộng hỗ trợ hai chiều, qua lại với nhau, gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình phát triển chung. Vì vậy, để du lịch tỉnh nhà có sự phát triển nhanh, bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ, phát triển đồng bộ giữa các ngành, các cấp và quan trọng nhất là phải có sự kết hợp hài hòa trong phát triển du lịch với phát triển thương mại, dịch vụ.

               Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, ngành du lịch có mối quan hệ tương hỗ, tác dộng hỗ trợ hai chiều, qua lại với nhau, gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình phát triển chung. Vì vậy, để du lịch tỉnh nhà có sự phát triển nhanh, bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ, phát triển đồng bộ giữa các ngành, các cấp và quan trọng nhất là phải có sự kết hợp hài hòa trong phát triển du lịch với phát triển thương mại, dịch vụ.

          

Dịch vụ bán hàng đặc sản tại điểm du lịch Tân Huê Viên

          Như chúng ta biết, nhu cầu của khách du lịch khi đến một địa điểm, một địa phương nào đó, ngoài việc muốn được tham quan phong cảnh, các điểm đến, khám phá, tìm hiểu các di tích, nét văn hóa truyền thống, lịch sử,… khách du lịch còn có nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm,… Chính vì thế, khi du lịch phát triển sẽ thúc đẩy, kéo theo hàng loạt các dịch vụ phục vụ khách du lịch ra đời, Điều này đã góp phần làm cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển thêm. Ngược lại, ngành du lịch muốn phát triển bền vững, cần phải có các dịch vụ chất lượng tốt, phù hợp, làm hài lòng và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Do đó, sự phát triển của thương mại, dịch vụ đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển du lịch nhanh và bền vững hơn.

Du khách đang xem điệu múa Khmer tại chùa Dơi

          Trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ngành, các cấp, trong đó có sự đóng góp rất lớn của ngành thương mại, dịch vụ, du lịch Sóc Trăng đã có những bước phát triển rất đáng kể và phấn khởi. Sau đây là một vài số liệu chứng minh: vào năm 2012, tổng lượt khách du lịch đến với Sóc trăng là 1.125.335, trong đó khách quốc tế là 30.890 lượt, khách lưu trú là 170.582 lượt, doanh thu du lịch đạt 170,392 tỷ đồng. Trong 11 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến với Sóc trăng là 1.949.266 lượt, trong đó khách quốc tế là 67.442 lượt lượt, doanh thu du lịch đạt 720 tỷ 222 triệu đồng.

Du khách tham quan tại điểm du lịch Tân Huê Viên

          Qua số liệu trên cho thấy, trong 6 năm qua, số khách du lịch của tỉnh tăng 73,2%, trong khi đó số khách quốc tế tăng 118,33%, và đặc biệt doanh thu du lịch tăng đến 322,69%. Điều này chúng tỏ chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh ngày càng đáp ứng nhu cầu khách du lịch, nhất là khách quốc tế và phát triển song hành cùng ngành du lịch. Vài thí dụ minh chứng cho điều này là hoạt động thương mại, dịch vụ tại 2 điểm du lịch cấp tỉnh là Tân Huê Viên và chùa Dơi. Trước đây, Chùa Dơi cũng rất nổi tiếng nhưng lượng khách du lịch đến đây rất là hạn chế do đường đi chật hẹp, không có bãi đỗ xe, không có các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Từ khi Công ty CP Quốc tế Satraco đầu tư xây dựng khu đỗ xe, đường vào, các dịch vụ ăn uống , mua sắm, tham quan, xe điện,…thì lượng khách du lịch đến đây tăng rất nhanh, khách đến tham quan rất thường xuyên, đều đặn, nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi có ngày đã phục vụ khoảng 2.000 suất ăn cho du khách. Tương tự như thế, Công ty TNHH Chế biến Bánh pía Lạp xưởng Tân Huê Viên trước đây, chỉ tổ chức một điểm dừng chân cho các xe chở khách dừng lại mua sản phẩm rồi đi ngây, với số lượng khách rất hạn chế. Nhưng từ khi đầu tư các hạng mục tham quan, vui chơi, giải trí cộng với việc nâng cấp các dịch vụ mua sắm, nơi đây đã trở thành điểm du lịch và đã thu hút một lượng khách rất lớn đến tham quan và mua sắm

          Trong thời gian tới, ngành du lịch và thương mại cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong việc xây dựng các dịch vụ, hoạt động vui chơi, giải trí, chợ đêm, của hàng đặc sản, lưu niệm, khu mua sắm…cho khách du lịch; nâng cao chất lượng các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,…phục vụ tốt nhu cầu và thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 02/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vế phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025./.

 

                                                                                             Quốc Quân

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu