TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA TỈNH SÓC TRĂNG

30/03/2023 185 0

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 220km, vùng đất này có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng từ trước đến nay. Sóc Trăng là nơi giao thoa hội tụ văn hóa của đồng bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer . Sóc Trăng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh đẹp và nổi tiếng với các món ăn ngon.

     Sóc Trăng với ví trí bờ biển 72 km, với 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đê và Mỹ Thanh, hệ thống các cù lao nối tiếp nhau hơn 50km dọc ra sông hậu chạy ra biển Đông, cùng với cánh rừng ngập mặn ven biền - tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khám phá du lịch cộng đồng ở Cù Lao Dung (Ảnh tác giả)

Cùng với đó là thế mạnh về vị trí địa hình, có biển, có sông, có cù lao được bồi đắp phù sa, hơn thế nữa là bản sắc văn hóa truyền thống phong tục, kiến trúc, lễ hội độc đáo, ẩm thực nổi tiếng của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đã tạo nên tiền đề thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Thấy được lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, Lãnh đạo chuyên môn trong tỉnh đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch với loại hình du lịch có lợi thế, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch lễ hội, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, có thương hiệu và tính cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; chủ động liên kết với các tỉnh, thành phố để thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ tài nguyên để phát triển du lịch bền vững nhất.

Sau hơn 2 năm phải chiến đấu với đại dịch Covid, làm cho toàn bộ ngành du lịch và dịch vụ tê liệt, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành và cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ngành du lịch, con người làm du lịch.

Cùng với sự quan tâm lãnh đạo địa phương về những Đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng góp phần tạo động lực, làm đòn bẩy, vốn mồi cho đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được hoàn thiện, xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ du khách ngày càng phát triển, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch, hình thành các tuyến điểm du lịch sinh thái, văn hoá, cộng đồng thu hút và giữ chân khách du lịch. Điển hình là “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng” diễn ra 4/11/2022

Xong bên cạnh đó Sở VHTTDL tỉnh tổ chức thêm chương tham quan trình học tập kinh nghiệm về quản lý, phát triển sản phầm du lịch cộng đồng tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp 15-17/12/2022, mở thêm lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trực tiếp phục vụ trong ngành nghề du lịch 2022. Cùng với đó là sự chống chọi của các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh về việc xây dựng tour, tuyến du lịch phục vụ du khách được quan tâm và có hiệu quả, hiện nay  các doanh  nghiệp có tiềm năng trong và ngoài tỉnh đã bán tour và kết nối tuyến đưa du khách về Sóc Trăng ngày càng đông và ổn định. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được triển khai, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho khách du lịch, mang hình ảnh, con người, văn hóa Sóc Trăng đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Các điểm du lịch trong tỉnh mà doanh nghiệp lên tour trải nghiệm thực tế và chương trình cho khách trong và ngoài tỉnh :

-         Cù Lao Dung : Than quan vườn cây ăn trái, Di tích Đền Thờ Bác Hồ, trải nghiệm rừng bần mò cua bắt ốc – ngủ homestay.

-         Về Thăm Chợ Nổi Ngã Năm – trải nghiệm làm bánh phồng mì thủ công – tự đặt lờ bắt cá, hái rau

-         Chiêm Ngưỡng Các Ngôi Chùa Khmer: Chùa Botum Vong Sa SomRong, Chùa Dơi, Chùa Chén Kiểu

-         Tour tham quan làng nghề truyền thống Châu Thành: Lò bánh pía, làng nghề đan đát.

Với các điều kiện sẵn có tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hoá truyền thống để phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao, hấp dẫn du khách, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn – ngành công nghiệp không khói của tỉnh

Để ngày càng phát triển bền vững và hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thay mặt cho các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh tôi xin số đề xuất một số giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch của Tỉnh Sóc Trăng.

          Thứ nhất: nâng cao về nhận thức tư duy trong con người về làm du lịch, quán triệt sâu và hiệu quả nhận thức và sản phẩm du lịch sẵn có trên địa phương (phục hồi vườn cò Tân Long)

Thứ hai: tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia phát triển du lịch, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, đa dang hóa chương trình tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; phát triển du lịch sinh thái biển Vĩnh Hải, rừng ngặp mặn Cù Lao Dung gắn với du lịch văn hóa tâm linh Giếng Tiên...

Thứ ba: tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng tạo sự khác biệt nhằm thu hút khách du lịch dựa trên yếu tố văn hóa Khmer bằng giải pháp xây dựng hoàn chỉnh Không gian Văn hoá về đêm để giữ chân du khách, xây dựng không gian ẩm thực định kỳ với các món ăn đặc sản của tỉnh.

Thứ tư: Xây dựng sản phẩm du lịch an toàn với thiên nhiên và con người, tái bản giá trị làng nghề góp phần tạo nên kinh tế cho ngành du lịch tình: làng nghề đâm cốm dẹp Châu Thành, nghề vẽ tranh kính, nghề bó chổi cọng dừa...

Thứ năm: bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch, chú trọng nâng tầm tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc, nhất là Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu: quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đường giao thông thuận tiện, biển báo các điểm, khu du lịch trên các trục đường cần thiết, mời gọi đầu tư ít nhất 01 khách sạn từ 4 – 5 sao tại trung tâm thành phố, để đáp ứng các điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành đưa khách về đặc biệt là các quốc tế.

Để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực du lịch, phát huy vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tăng cường sự quản lý điều hành của nhà nước về đầu tư nguồn lực cho phát triển du lịch./.

Nguyễn Thị Phương

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu