TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ 13 TỈNH, THÀNH ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2021-2025

30/03/2023 185 0

  Vừa qua, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh,các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lần lượt ban hành các kế hoạch triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021– 2025.

 

     Với mục đính chính là cụ thể hóa Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã được ký ngày 14/12/2019 qua đóđịnh hướng những nội dung liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữaTP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCLgiai đoạn 2021 – 2025; giới thiệu, quảng bá, gắn kết, tạo điều kiện phát triển du lịch của 13 tỉnh thành trên cơ sở liên kết, hợp tác với TP.HCM cũng như tích cực phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, Hiệp hội Du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch liên kết nhằm phát huy tính độc đáo, hấp dẫn, khác biệt của địa phương; đồng thời, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, tạo cơ hội hợp tác, liên kết phát triển của các doanh nghiệpTP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL.

Quang cảnh Hội nghị ký kết Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL ngày 14/12/2019 tại Bạc Liêu

Trọng tâm của các kế hoạch triển khai bao gồm 05 nội dung chính, trong đó:

     Về trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước về du lịch:Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL tập trung vào các vấn đề thông tin về quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, tình hình hoạt động du lịch theo từng năm; thông tin về thị trường khách du lịch quốc tế, xu hướng nhu cầu về sản phẩm du lịch, kế hoạch đầu tư mở rộng, phát triển sản phẩm du lịch và các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp; tình hình thực hiện các kế hoạch các địa phương trong liên kết đã cùng ký. Đồng thời thường xuyên trao đổi thông tin hoạt động du lịch, công tác thanh kiểm travà xử lý vi phạm hành chính, hướng dẫn xử lý vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch; thông tin về các giải pháp nâng caohiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.

 

  • Về phát triển sản phẩm du lịch :Trên cơ sở tiềm năng phát triển du lịch địa phương, sẽ lựa chọn những sản phẩm du lịch đặc trưng để giới thiệu cho các doanh nghiệp du lịch đưa vào kế hoạch triển khai liên kết hợp tác cụ thể. Qua đó định hướng cho các doanh nghiệp du lịch của các địa phương hợp tác xây dựng tuyến du lịch kết nối giữa tỉnh, thành phố; tạo điều kiện gắn kết hệ thống kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách; phát triển và tổ chức các chương trình du lịch chuyên đề; xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch. TP.HCM sẽ là đầu mối mở rộng liên kết khu vựcĐông Nam Bộ và các khu vực khác để doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố phối hợp xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin về các sản phẩm du lịch, kinh nghiệm phát triển các sản phẩm du lịch; tổ chức đánh giá chất lượng các cơ sở du lịch, cơ sở ăn uống và lưu trú theo chuẩn quốc tế hoặc tiệm cận quốc tế.

 

  • Về quảng bá xúc tiến du lịch

     Nhằm xây dựng thương hiệu du lịch, TP.HCM sẽ làm đầu mối thực hiện các chương trình khảo sát để quảng bá sản phấm du lịch, chương trình du lịch, tuyến, điểm du lịch kết nối giữa các tỉnh, thành trong liên kết. Theo đó các đơn vị chia sẻ thông tin, bài viết, phóng sự về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch, tuyến du lịch của các địa phương trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan quản lý du lịch, các trung tâm phụ trách xúc tiến du lịch, các trang thông tin của các doanh nghiệp cũng như tăng cường hợp tác với các trung tâm trong việc phối hợp với các Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp để cung cấp hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc sắc, thông tin điểm đến cho khách du lịch; Phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến điểm đến tới các thị trường mục tiêu đã được lựa chọn; đưa các sản phẩm du lịch, chương trình, tuyến, điểm du lịch kết nối giữa các thành viên trong liên kết vào nội dung các hoạt động xúc tiên du lịch của địa phương mình; liên kết họp tác và quảng bá tại các sự kiện trong nước và quốc tế. Tăng cường quảng bá du lịch các tỉnh, thành ĐBSCL trên các kênh truyền thông của Sở Du lịch TP.HCM (trang thông tin điện tử, ứng dụng, fanpage...) và ngược lại.

 

  • Về phát triển nguồn nhân lực

     Hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ quản lý tại các cơ sở du lịch theo chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn của các địa phương trong liên kết. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp quản lý trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực du lịch. TP.HCM hỗ trợ giới thiệu giảng viên đào tạo, tập huấn tại các địa phương theo nội dung do các tỉnh, thành đề xuất; mời các tỉnh, thành ĐBSCL tham dự các buổi đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch; phối họp với các cơ quan quản lý du lịch các tỉnh thường xuyên thông tin cho nhau về chương trình, khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch để các đơn vị cử nhân sự hoặc giới thiệu doanh nghiệp tham gia.

Gian hàng Cụm hợp tác liên kết phát triển du lịch phía Tây ĐBSCL tại Hội chợ VITM Hanoi 2020

 

  • Về mời gọi đầu tư phát triển du lịch

     Sở Du lịch phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của TP.HCM và các cơ quan liên quan của 13 tỉnh, thành chủ động lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng và các dự án trọng điểm về phát triển du lịch để cùng tham gia giới thiệu, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch trong nước và quốc tế; hỗ trợ kêu gọi, giới thiệu các nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực du lịch tại các tỉnh, thành trong liên kết; phối hợp với các cơ quan phụ trách du lịch tham mưu UBND các địa phương chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại địa phương. Sở Du lịch TP.HCM chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham mưu việc tham gia diễn đàn xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch liên kết. Trao đổi, cung cấp thông tin về hạ tầng du lịch, giao thông và các dịch vụ tại các tỉnh, thành phố trong liên kết; thúc đấy, phát huy lợi thế về hạ tầng giao thông hiện có để phát triển liên kết.

Quang cảnh Hội nghị triển khai các nhiệm vụ chủ yếu phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau đại dịch Covid-19

 

     Theo đặc điểm cụ thể của từng tỉnh, thành phố, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch cụ thể theo năm với các hình thức tổ chức như Diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch, hội nghị xúc tiến đầu tư, hội thảo, khảo sát, các chương trình quảng bá, giới thiệu liên kết phát triển du lịch, các lớp tập huấn bồi dưỡng,... cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương trong khu vực.

     Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và gây nhiều ảnh hưởng trong năm 2020-2021, hy vọng rằng, với việc triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2021– 2025 sẽ là động lực, tạo đà khôi phục phát triển lĩnh vực du lịch của TP. HCM cũng như các tỉnh Tây Nam bộ, đưa du lịch khu vực phía Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng hiện có và ngày càng vươn xa hơn trong thời gian tới.

                                                                             CT

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu