Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Địa chỉ: 282 Trần Hưng Đạo, khóm Tâm Trung Phường 10, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chùa Khmer. Một trong số những ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất ở vùng đất Sóc Trăng được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV-XVI có chùa Chruitim Chắs. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có đến 3 ngôi chùa cùng tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, Trà Tim mới và Trà Tim giữa. Căn cứ vào lịch sử hình thành, chùa Trà Tim cũ (còn có tên là chùa Chruitim Chắs) có niên đại lâu đời và hoành tráng nhất. Đây không chỉ là ngôi chùa cổ mà còn là di tích cách mạng ghi dấu chiến công của sư sãi và đồng bào Khmer thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Cổng chính chùa Trà Tim
Có thể nói, địa danh Trà Tim xưa là một trong những địa danh có sự thay đổi về tên gọi nhiều nhất của tỉnh Sóc Trăng, có nhiều giả thiết khác nhau hình thành nên những câu chuyện lôi cuốn người nghe. Theo người dân quanh vùng cho biết, địa danh Trà Tim được hình thành từ cách gọi Chrôi Tưm, nghĩa là “hai gò đất cát song song nằm cặp con rạch nhỏ”. Theo Địa chí Sóc Trăng, cách gọi Chrôi Tưm có thể được hiểu theo hai cách: thứ nhất cho rằng: “Chrôi” là vùng đất, mũi đất, gò đất. Tưm cho viết tắt của từ "tòm tưm", nghĩa là song song với nhau. Còn cách thứ hai cho rằng “Tưm” được viết tắt từ chữ “Tổm Tưm”, có nghĩa là cây lựu, một loài cây ăn trái có khá nhiều ở vùng này, nhưng hiện nay hầu như không còn nữa.
Sala (nhà hội)
Chùa Trà Tim đã được khởi công xây dựng cách đây gần 500 năm, trên một vùng đất giồng cao ráo, rộng 38.600m2 tọa lạc ấp Tâm Trung, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng nay thuộc khóm Tâm Trung, phường 10, thành phố Sóc Trăng. Ngôi chùa có địa thế độc đáo do tiếp giáp cùng lúc với hai con đường to rộng của thành phố Sóc Trăng là đường Trần Hưng Đạo và Quốc lộ 1A.
Các sư đang dùng thức ăn do phật tử dâng cúng
Ban đầu, chùa chỉ xây dựng một số ngôi nhà tăng cho sư cả và các sư tăng trong chùa nghỉ dưỡng tạm, tiếp theo sư cả chọn vị trí thích hợp làm lễ dựng ngôi chánh diện, rồi đến nhà hội (sala), tháp đựng tro cốt, nhà thiêu… tất cả các công trình đều làm bằng gỗ dầu hoặc sao, lợp lá. Xung quanh chùa có hàng trăm cây dầu, cây sao cổ thụ trên 100 năm tuổi vừa tạo không gian mát dịu pha lẫn huyền bí, linh thiêng vừa phục vụ lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già.
Đến nay, chùa đã trãi qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Chùa có 03 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng trước nằm trên đường Trần Hưng Đạo và cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.
Kiến trúc ngôi chùa mang nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Khmer gồm ngôi chánh điện, sala, trường học dạy tiếng pali cho con em trong vùng, nhà thiêu, nhà để ghe Ngo của chùa, tháp để tro cốt.... Hiện tại nhà chùa còn lưu giữ một số hiện vật như 40 pho tượng Phật Thích Ca bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, thuỷ tinh, xi măng cao từ 0,20m đến 1,60m, 02 tượng long sư (đầu rồng mình sư tử) bằng gỗ sơn son thếp vàng cao 1,10m (còn gọi là con rệch - trà – xây), 01 tượng nai bằng gỗ sơn son thếp vàng, dùng để các nhà sư ngồi thuyết pháp; 09 phiến bia khánh thành chánh diện....
Chùa Trà Tim không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật của đồng bào khmer tỉnh Sóc Trăng, mà còn là nơi ghi dấu chiến công của sư sãi và đồng bào Khmer thị xã Sóc Trăng trong cuộc đấu tranh trực diện chống âm mưu dời chùa đi nơi khác để mở rộng sân bay Sóc Trăng của Mỹ - Diệm vào năm 1962.
Từ khi sân bay cạnh chùa được thành lập đã làm ảnh hưởng và phá hủy không gian thanh tịnh, tôn nghiêm nơi tu hành của các sư bởi tiếng động cơ máy bay hoạt động ngày đêm. Vị trí sân bay này trước kia là một trường đua ngựa của sĩ quan, viên chức Pháp. Năm 1940 Nhật chiếm Đông Dương đến năm 1941 bắt các tù binh cùng các dân phu Sóc Trăng phá trường đua xây dựng sân bay Sóc Trăng để làm một hậu cứ yểm trợ cho không lực Nhật Hoàng trên mặt trận Thái Bình Dương. Ngày 14/8/1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện sau khi hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử. Đến ngày 04/01/1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược Sóc Trăng, sân bay Sóc Trăng lại rơi vào tay Pháp. Năm 1962, Mỹ - Diệm tăng cường số lượng máy bay vào sân bay Sóc Trăng, tổng cộng trên 60 chiếc. Vì thế, Mỹ Ngụy mới bắt đầu chiến dịch mở rộng sân bay để có chỗ chứa, đồng thời kéo dài đường băng để cho máy bay dễ dàng lên xuống, nhất là các máy bay vận tải lớn. Với địa hình lúc bấy giờ thì hai bên hướng Đông và Tây đều là đất trũng, hướng Bắc lại giáp thị xã Sóc Trăng chỉ còn hướng Nam, nơi ngôi chùa Trà Tim đang nằm án ngữ phía cuối đường băng sân bay.
Vào khoảng cuối tháng 03/1962, Trung tá Nguyễn Ngọc Thắng - Tỉnh trưởng Sóc Trăng cho thuộc hạ đến chùa gặp Lục cả Trần Kem, trình bày ý định của nhà cầm quyền là sẽ mua lại đất của dân và chùa với số tiền là hai triệu bạc (tương đương 500 lượng vàng) để chùa di dời đi nơi khác. Bên cạnh, bồi thường với số tiền khổng lồ, chúng còn dùng mọi cách để thuyết phục với nhiều lý do như sân bay ở gần gây ồn ào làm ảnh hưởng đến việc tu hành. Nhưng với lòng yêu nước và sự quyết tâm gìn giữ ngôi cổ tự, các sư đã trả lời thẳng thắn rằng: “từ lâu nhà chùa đã quen với sự náo động mấy chục năm rồi, còn việc di dời chùa phải được sự đồng thuận của toàn bổn đạo trong vùng, chứ các sư không tự ý quyết định được”.
Theo lịch sử ghi chép lại, chỉ có vài trường hợp ngôi chùa Khmer phải di dời như: chùa Măngkol Bory (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), chùa Luông Basắc (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) và ngôi chùa từng tọa lạc trên nền chùa Phụng Sơn ở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, do thời đó đất còn rừng hoang, thú dữ thường phá phách nên nhà chùa phải dời đi. Còn bây giờ đã có nhân dân che chở, nên các sư và bà con Phật tử xã Đại Tâm đồng lòng quyết tâm chống lệnh dời chùa. Thuyết phục nhà chùa không được, địch quyết định dùng bạo lực trấn áp nhiều lần khá tàn khốc nhưng với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, người dân và các sư sải đã tổ chức biểu tình chống đối, từng bước giành thắng lợi. Kế hoạch thất bại, địch chuyển hướng mở thêm một sân bay mới, sân bay Trà Nóc bây giờ tại TP. Cần Thơ.
Chính trị ngoại giao thất bại, địch lại giở trò ám muội, có lúc máy bay đang bay ngang chùa, chúng mở nắp thùng rác thải cho các chất thải rơi vãi xuống sân chùa, rồi đổ cho sự cố kỹ thuật hoặc ban đêm chúng bắn pháo vào làm cháy nhà chết dân rồi vu oan cho Việt cộng pháo kích. Với những hành vi đó làm cho sư sải và bà con phật tử càng căm thù, khinh miệt, kiên quyết bám trụ không đi để giữ chùa.
Có thể nói cuộc đấu tranh của đồng bào và sư sãi chùa Trà Tim tuy diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp của một thị xã và không làm thiệt hại người, nhưng sự kiện này đã trở thành một ngòi pháo mở màn cho các phong trào đấu tranh trực diện của sư sãi và đồng bào Khmer khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chống địch đàn áp sư sãi, chống địch bắt con em đang tu hành đi lính.
Vào một đêm tháng 9/1963, đại đội 602 phối hợp với đội biệt động thị xã Sóc Trăng dùng pháo và cối 82 ly tập kích bất ngờ vào sân bay Sóc Trăng, tiêu diệt hoàn toàn 33 máy bay và làm hư hỏng gần 20 chiếc khác, ngoài ra đạn pháo của quân ta còn phá 04 xe quân sự, phá sập 05 lô cốt trong sân bay. Tổng số thương vong của địch hơn 100 tên sĩ quan, binh lính, phi công và cố vấn Mỹ, đặc biệt trong đó có tên đại tá Mỹ chỉ huy không quân vùng 4 chiến thuật cũng bị giết trong trận này. Đây là trận đánh sân bay đầu tiên đã được báo chí lúc đó ngợi ca “là một chiến công tuyệt vời từ trước đến nay”.
Sau trận đánh này sư sãi và bà con phật tử Trà Tim còn chứng kiến thêm nhiều trận tập kích khác của quân ta. Trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây còn là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Nhà chùa, phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân, nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền, nhằm biến ngôi chùa thành phi trường để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta. Đặc biệt, là cuộc tổng tấn công tiêu diệt hoàn toàn sân bay Sóc Trăng vào ngày 30/4/1975 quyết định thắng lợi rực rỡ của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn thị xã Sóc Trăng.
Sau ngày giải phóng 1975 đến nay sân bay Sóc Trăng đã được sử dụng làm trường Quân sự Quân khu 9, ngôi chùa Trà Tim vẫn an nhiên, tự tại và ngày càng được tu sửa khang trang nổi bật hơn trước.
Với những chiến công ấy, ngôi chùa đã được xếphạng là di tích Lịch sử cách mạng từ ngày 12/5/2004 theo quyết định số: 655/QĐ.HC.04 của UBND tỉnh Sóc Trăng. Nhà chùa còn tiên phong trong vận động và đóng góp nhiều tài vật để xây dựng giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa mù chữ cho trẻ em nghèo… với ý nguyện tốt đời, đẹp đạo. Vì vậy, chùa đã được công nhận là cơ sở thờ tự văn hóa, được xếp vào hàng danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá cấp tỉnh từ ngày 12/5/2015./.
Tài liệu tham khảo:
1. Lý lịch di tích Chùa Trà Tim của Bảo tàng tỉnh.
2. Địa chí Sóc Trăng năm 2012.
3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng, tập II (1954 – 1975), Ban Tuyên Giáo Tỉnh Uỷ Sóc Trăng, 1999.
4. Khảo sát thực tế tại chùa.
Tân Trang
Khoảng cách: 910 m
Khoảng cách: 1,34 km
Khoảng cách: 1,86 km
Khoảng cách: 2,05 km
Khoảng cách: 2,12 km
Khoảng cách: 2,37 km
Khoảng cách: 2,53 km
Khoảng cách: 2,54 km
Khoảng cách: 2,65 km
Khoảng cách: 2,75 km
Khoảng cách: 3,04 km
Khoảng cách: 3,13 km
Khoảng cách: 3,14 km
Khoảng cách: 3,17 km
Khoảng cách: 2,04 km
Khoảng cách: 2,38 km
Khoảng cách: 2,70 km
Khoảng cách: 2,75 km
Khoảng cách: 2,84 km
Khoảng cách: 3,14 km
Khoảng cách: 3,17 km
Khoảng cách: 3,20 km
Khoảng cách: 3,24 km
Khoảng cách: 3,32 km
Khoảng cách: 3,37 km
Khoảng cách: 3,40 km
Khoảng cách: 3,46 km
Khoảng cách: 3,49 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 2,04 km
Khoảng cách: 3,46 km
Khoảng cách: 3,84 km
Khoảng cách: 4,21 km
Khoảng cách: 4,53 km
Khoảng cách: 4,54 km
Khoảng cách: 4,84 km
Khoảng cách: 4,97 km
Khoảng cách: 4,98 km
Khoảng cách: 5,06 km
Khoảng cách: 5,19 km
Khoảng cách: 5,80 km
Khoảng cách: 6,14 km
Khoảng cách: 3,22 km
Khoảng cách: 3,32 km
Khoảng cách: 3,48 km
Khoảng cách: 3,67 km
Khoảng cách: 4,01 km
Khoảng cách: 4,69 km
Khoảng cách: 4,92 km
Khoảng cách: 4,96 km
Khoảng cách: 5,32 km