Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
Địa chỉ: Ấp Chợ Cũ, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng
Trong sách giáo khoa về địa lý trước năm 1975 thường nhắc đến con sông Mê Kong bắt nguồn từ Tây Tạng, chạy sang 5 nước và khi về biên giới phía Tây của Việt Nam, được gọi là sông Cửu Long. Con sông này đổ ra biển bằng 9 cửa: trên sông Tiền có 6 cửa và trên sông Hậu có 3 cửa (sông Tiền có Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu; sông Hậu có cửa Định An, Trần Đề và Ba Thắc. Đến thời điểm năm 2002, sông Cửu Long đổ ra biển còn có 7 cửa [1] .
Cây Tra Lâm Vồ (trước ngôi chùa với nhiều truyền thuyết về cặp rắn thần to lớn, ẩn mình trong hốc cây này, chuyên lướt đi trên các ngọn cây); ảnh LP
Điều đáng lưu ý là tên các cửa sông Cửu Long đổ ra biển thường không gắn với tên đình chùa nào cả, nhưng tên cửa Ba Thắc lại gắn với tên chùa Ba Thắc xuất hiện từ lúc nào không ai rõ. Hiện nay, chùa Ba Thắc tọa lạc trên địa bàn ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ Mỹ Xuyên chưa đầy 2 km và cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 5km. Theo con đường liên huyện từ trung tâm chợ Bãi Xàu về Tham Đôn, rẽ phải đi khoảng 400m theo con đường mòn trên đất giồng cát, nay đã được bê tông hóa, chúng ta sẽ đến ngôi chùa này.
Đoàn khảo sát Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khảo sát thu thập thông tin tại chùa Ba Thắc; ảnh LP
Trong khuôn viên khá rộng còn một số cây cổ thụ. Trong đó, còn 1 cây Tra Lâm Vồ (trước ngôi chùa vói nhiều truyền thuyết về cặp rắn thần to lớn, ẩn mình trong hốc cây này, chuyên lướt đi trên các ngọn cây). Ngôi chùa khá nhỏ so với khoảng đất rộng chung quanh, có mái lợp ngói âm dương; bề ngang khoảng 6m và chiều sâu cũng chỉ khoảng 10m. Từ ngoài nhìn vào trên khung cửa còn thấy được hàng chữ, số để rõ tên chùa Ba Thắc và năm tu sửa chùa là năm 1927. Hai bên ngôi chùa có hai căn nhà nhỏ để tiếp khách và kho chứa đồ, dụng cụ bàn ghế của chùa. Giữa năm 2009, Ông từ chăm sóc ngôi chùa tên là Lâm Văn Tuấn, lúc đó gần 60 tuổi cho biết chùa có cách nay khoảng 200 năm, còn ngôi chùa hiện nay là trùng tu lại theo kiến trúc cũ. Trước ngôi chùa có cây cổ thụ rất to gọi là cây Tra Lâm Vồ khoảng trên 200 năm tuổi . Phía bên trong chùa thì có bàn thờ Ông gọi là Ông Ba Thắc. Ông không có hình hay tượng thờ, mà chỉ có một tảng đá gọi là cốt để thờ Ông. Chùa có Ban Quản trị để quản lý chung và cử người như là Ông từ để chăm sóc, nhang khói cho Ông hàng ngày. Mỗi năm, Ban quản trị chùa tổ chức lễ cúng Ông vào ngày 21/2âl, có mời gánh hát đến diễn phục vụ bà con liên tục 3 đêm.
Bệ thờ trong chùa Ba Thắc
Nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ông được truyền lại từ nhiều thế hệ, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học để xác định. Cho đến nay, cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào để làm rõ về gốc tích lai lịch của Ông. Có truyền thuyết nói Ông là người trong hoàng tộc của Vương quốc Lào, đi du ngoạn đến nơi này thì bị bệnh mất; một số ý kiền khác cho rằng là Ông là người Nam Vang (Campuchia) hoặc người Hoa đến vùng này để lập nghiệp buôn bán và bị bệnh mất v.v. . .
Khách tham quan Ba Thắc cổ miếu; ảnh Thanh Dũng
Thực tế, qua một số tác phẩm nghiên cứu về vùng đất Ba Thắc cho thấy khu vực chung quanh chùa là nơi từng xảy ra chiến trận, có thể là giữa quân triều đình nhà Nguyễn và số nghĩa quân chống lại triều đình. Mặt khác, cũng có giả thuyết cho rằng nơi này từng là nơi giao tranh giữa quân Xiêm với quân của tướng Tây Sơn Nguyễn Huệ. Chuyện không rõ thực hư và sử sách cũng không thấy ghi lại rõ ràng2. Chỉ biết rằng, trong khuôn viên chùa, từ nhiều năm trước đó, cứ vào mùa mưa nước chảy làm lộ lên nhiều xương, cốt của người. Nhà chùa cứ gom lại trong các cái quách để thờ cúng. Đến năm 2008, Ban Quản trị chùa đã cho xây một ngôi mộ chung và để 2 cái quách lớn với nhiều hài cốt vào trong ngôi mộ này. Hiện nay, sân chùa đã được lót đal nên việc phát hiện hài cốt không còn nữa. Có thể dưới các lớp cát giồng và dưới những tấm đal kia vẫn còn nhiều bộ hài cốt của người xưa. Tiếc rằng, đến nay, vẫn chưa có một đoàn cán bộ khoa học nào đến nơi đây để khảo cứu hoặc dùng phương pháp khoa học để xác định nguồn gốc của các bộ hài cốt, xác định tuổi có các loại cây cổ thụ trong khuôn viên chùa Từ đó, có thể giúp chúng ta lý giải được nhiều vấn đề về lịch sử của vùng đất này.
Tuy nhiên, với các cứ liệu lịch sử, chúng ta được biết rằng địa điểm chùa Ba Thắc hiện nay lại rất gần và gắn với thương cảng Bãi Xàu vào giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nơi đây tập trung các thuyến buôn các nước đến chở lúa gạo đi các nơi, cả đi nước ngoài. Bãi Xàu là trung tâm thương mại lớn của vùng Hậu Giang và là 1 trong 3 thương cảng lớn của vùng đất Nam bộ xưa3. Thương cảng này tập trung đông đào thương nhân người Hoa tại chỗ và thương buôn từ các nơi đến. Phố xá nằm dọc theo hai bên rạch. Hàng hóa được xuất chở đi các nơi theo đường thủy chủ yếu là lúa gạo, muối, gà vịt, heo, cá... Cuối thế kỷ XIX, Bãi Xàu là trung tâm thị tứ quan trọng của của hạt Sóc Trăng, dân cư khu vực này lên đến 6.000 người, hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Từ tháng 2 đến tháng 6, bình quân hàng tháng, có khoảng 250 ghe thuyền từ các nơi như của thương buôn Trung Quốc, Mã Lai, Bắc kỳ... chở hàng đến như vải sợi, tơ lụa, đồ gốm, thuốc lá, thuốc bắc... và chở đi gạo Bãi Xàu, là mặt hàng chủ lực được xuất đi các nơi, cùng một số sản phẩm cá và khô... Rượu Bãi Xàu là một thương hiệu nổi tiếng cả vùng Nam kỳ. Đầu thế kỷ XX, Bãi Xàu được công nhận là trung tâm loại 1 cùng lúc với thành phố Sóc Trăng4.
Là trung tâm thương mại sầm uất, những cư dân lúc này cũng cần có nơi thờ cúng để thể hiện nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của mình. Ngôi chùa Ba Thắc được hình thành để giải quyết nhu cầu trên. Nhưng đến nay, vẫn chưa có cơ sở để khẳng định là tên chùa có trước hay tên cửa Ba Thắc có trước. Dù có trước hay có sau, thì tên Ba Thắc đã đi vào lịch sử của vùng đất Nam bộ nói chung, của Sóc Trăng nói riêng. Tên cửa Ba Thắc trên bản đồ không còn, nhưng tên chùa và ngôi chùa vẫn còn. Nơi này vẫn thường xuyên có bà con đến thăm viếng thắp nhang cúng bái, nhất là trong những ngày giỗ Ông hay dịp rằm tháng 7 hay Tết âm lịch hàng năm.
Sóc Trăng có hơn 200 ngôi chùa, đình thần của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh’leng, chùa Chén Kiểu, chùa Bốn Mặt, chùa La Hán... nhưng ngôi chùa Ba Thắc ít ai biết đến và vì vậy ngôi chùa này vẫn còn ẩn chứa nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của mình, và có thể liên quan cả đến lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta(?). Riêng Ông Ba Thắc được cư dân Bãi Xàu phong là Chánh Thần như trong Long Miếu Cổ tự thuộc địa bàn thị trấn Mỹ Xuyên có bàn thờ Ông Ba Thắc cùng với Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Điều khá thú vị và khiên cho mọi người phải suy nghĩa là trên địa bàn của ấp Chợ Cũ trên một tuyến lộ lại là nơi hội tụ của nhiều cơ sở thờ tự khác nhau của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như chùa Phước Lâm của dân tộc Kinh xây dựng năm 1886, chùa Luông Bassac Bãi Xàu của dân tộc Khmer xây dựng năm 1892, các ngôi miếu, cổ tự của dân tộc Hoa được xây dựng từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thề kỷ XX. Tiêu biểu là Quan Thánh Đế Miếu được xây dựng từ năm 1850. Nơi đây còn có 01 nhà thờ Công giáo và đặc biệt có 1 ngôi đình là di tích cấp tỉnh. Đó là đình thần Mỹ Xuyên tọa lạc tại ấp Chợ Cũ này. Đến với thị trấn Mỹ Xuyên, và đặc biệt là ấp Chợ Cũ, chúng ta sẽ cảm nhận được tình đoàn kết của các dân tộc, tôn giáo của cộng đồng dân cư xứ Bãi Xàu xưa, sự chan hòa, góp sức nhau trong chung vui các lễ hội của 3 dân tộc và các tôn giáo, Một không khí hòa đồng sẽ giúp cho mọi người cảm thấy quý trọng nhau hơn trong cuộc sống và muốn đến nhiều lần nữa đối với vùng đất yên lành này./.
[1] Ngày 22 tháng 3 năm 2002, cửa sông Ba Lai được lấp thay bằng con đập Ba Lai ngang 600m, thay vào đó là cống Ba Lai dài 84 m với 10 cửa đóng mở tự động. Trước đó, cửa Ba Thắc cũng bị phù sa bồi lắng và trở thành một nhánh sông đổ ra cửa Trần Đề.
2 Tên khoa họcThespesia populnea (L.) Soland, chi Thespesia, họ Malvaceae họ Cẩm quỳ, bộ Malvales Bộ Cẩm quỳ hay bộ Bông. Không những là một loài hoa đẹp, Tra Lâm Vồ trong dân gian còn được xem là một bài thuốc hay chữa được khá nhiều bệnh nơi miền nhiệt đới.
TS.Trịnh Công Lý
(Hội Khoa học Lịch sử Sóc Trăng)
Khoảng cách: 3,27 km
Khoảng cách: 3,46 km
Khoảng cách: 4,04 km
Khoảng cách: 4,07 km
Khoảng cách: 4,10 km
Khoảng cách: 4,43 km
Khoảng cách: 4,53 km
Khoảng cách: 4,61 km
Khoảng cách: 4,90 km
Khoảng cách: 5,22 km
Khoảng cách: 5,23 km
Khoảng cách: 5,55 km
Khoảng cách: 5,55 km
Khoảng cách: 5,59 km
Khoảng cách: 390 m
Khoảng cách: 3,45 km
Khoảng cách: 5,02 km
Khoảng cách: 5,27 km
Khoảng cách: 5,27 km
Khoảng cách: 5,36 km
Khoảng cách: 5,37 km
Khoảng cách: 5,42 km
Khoảng cách: 5,50 km
Khoảng cách: 5,53 km
Khoảng cách: 5,61 km
Khoảng cách: 5,72 km
Khoảng cách: 5,75 km
Khoảng cách: 5,76 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 380 m
Khoảng cách: 3,35 km
Khoảng cách: 3,84 km
Khoảng cách: 5,14 km
Khoảng cách: 6,44 km
Khoảng cách: 6,72 km
Khoảng cách: 6,73 km
Khoảng cách: 7,03 km
Khoảng cách: 7,10 km
Khoảng cách: 7,14 km
Khoảng cách: 7,35 km
Khoảng cách: 7,45 km
Khoảng cách: 7,56 km
Khoảng cách: 4,98 km
Khoảng cách: 4,99 km
Khoảng cách: 5,83 km
Khoảng cách: 5,97 km
Khoảng cách: 6,01 km
Khoảng cách: 6,41 km