BÁNH TÉT NGÀY TẾT

20/02/2023 193 0

 Trong những ngày Tết ngoài những món ăn quen thuộc như dưa chua, củ kiệu, thịt heo kho trứng vịt, tôm khô, bánh mứt…cùng mâm ngũ quả, một trong những món đặc trưng không thể thiếu được trong dịp Tết của người dân ĐBSCL là những đòn bánh Tét với đủ hương vị mặn, ngọt. Người dân ĐBSCL gói bánh Tét trước dành để cúng ông bà tổ tiên, và để ăn trong ba ngày tết. Có khi, cũng là quà biếu cho bà con, xóm giềng một đòn bánh Tét tròn trịa, đầy đặn phản ánh khát vọng về một cuộc sống no đủ của người ở vùng sông nước này.

Nguyên liệu và cách làm bánh tét như sau:

     + Cứ đến khoảng 27, 28 tết là các bà nội trợ đã lo chuẩn bị nếp. Một ngày trước khi gói bánh, nếp được đem đi ngâm và gút cho ráo nước.

     + Lá chuối được rọc nhỏ lại, lớn hơn kích cỡ đòn bánh một chút, rồi lau sạch và quét lên một ít dầu ăn cho láng.

     + Nếp được trãi dài theo lá chuối, sau đó đến lớp nhân (nhân bánh tét thường là chuối chính, đậu xanh được nấu chính, một ít mỡ hay thịt heo nếu là nhân mặn)  

     + Người gói bánh tiến hành gói phần lá bên ngoài và gói ở 2 đầu bánh, rồi dùng sức buộc dây lạt thật chặt thân bánh, phần dây thừa được gọi là đuôi bánh.

     + Cách gói phần đầu bánh có hai dạng: Gói theo kiểu hình tròn, người gói bánh cột phần đuôi 2 hay 3,4 đòn bánh lại với nhau thành từng xâu.

     +  Đun nước cho thật sôi trong nồi trên lò củi để luộc chín. Khoảng 7-8 giờ đồng hồ vớt bánh ra khỏi nồi nước,

     + Treo bánh Tét thành từng xâu máng ở trên cao để bánh ráo nước và tránh sự dòm ngó của lũ mèo, chuột. Sáng 30 cúng rước ông bà, bánh được cắt thành từng khoanh rồi đặt vào đĩa để cúng. Bánh cúng xong thì con cháu mới được ăn. Khi ăn cũng là dịp để thưởng thức sự khéo léo của người nội trợ. Bánh Tét thường được ăn với thịt heo kho hoặc tôm kho, củ kiệu, ngoài ra bánh Tét cắt thành từng khoanh còn được chiên để gói ăn với rau cải chấm nước mắm chua ngọt./.

Tân Xuyên

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu